Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm
Đăng ngày 22-06-2012 Lúc 04:41'- 3277 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ MẶT HÀNG
TÔM XUẤT KHẨU
 
 I. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân.
    1. Trước đây
   Trong quá trình gần nửa thế kỉ từ ngày thành lập 1/4/1960 , Ngành thủy sản đã trải qua nhiều chặng đuờng với những chủ trương thích hợp với từng thời kì phát triển của đất nước. Sau những năm “nhanh tay lưới, chắc tay súng” cùng toàn dân tộc vừa xây dựng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, vừa đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giành độc lập thống nhất tổ quốc; rồi vượt qua thời kì suy thoái nghiêm trọng, tưởng như đến bờ vực phá sản của những năm cuối 1970 của thế kỷ truớc, ngành đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, là một trong những ngành kinh tế tiên phong thử nghiệm cơ chế thị trường, góp phần khẳng định cho đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thực hiện thành công.
   Qua 20 năm thực hiện đường lối ấy, cùng với nền kinh tế nước nhà, ngành thủy sản đã không ngừng tự đổi mới, đối mặt với nền kinh tế thị trường và đã dần tự khẳng định mình như một ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu, đóng góp lượng lớn ngoại tệ cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
 
   2.Trong giai đoạn từ 2000 đến nay:
     Ngành thủy sản vẫn duy trì được sự tăng trưởng với tốc độ đáng kể, Tổng sản lượng thủy sản năm 2004 đạt 3,07 triệu tấn, trong đó sản luợng khai thác thủy sản là 1,72 triệu tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác nội địa 1,35 triệu tấn, tăng tương ứng 53%, 34% và 87% so với thực hiện năm 2000.
                 
   
Năm 2000
 
Năm 2004
 
Tốc độ tăng C%
Sản lượng khai thác thủy sản(tấn)  
  1,28
 
    1,72                                                     
 
      34
Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác nội địa(tấn)  
  0,72
 
    1,35
 
      87
Tổng sản lượng thủy sản (tấn)  
  2,01
 
    3,07
 
      53
 
            Bảng số liệu tốc độ tăng trưởng thủy sản năm 2004 so với năm 2000
    Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2004 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm 2000, chiếm gần 9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản lượng là 7%, về giá trị xuất khẩu là 10%.
          
 
  Biểu đồ hình quạt: Tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước(năm 2004)
 
 Về những đóng góp quan trọng của ngành thủy sản trong 20 năm của thời kỳ đổi mới đất nước có thể tóm tắt như sau:
 
 Thứ nhất: Ngành thủy sản đã góp phần hình thành và thực hiện nhiều đường lối, chủ trương, chính sách có tầm chiến lược đối với đất nước. Đó là quá trình hình thành đường lối đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, hình thành cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Hội nhập ngày càng sâu vào các quan hệ kinh tế quốc tế…
 
 Thứ hai:  Đã đưa nghề cá từ một lĩnh vực sản xuất thứ yếu thành một ngành sản xuất hàng hóa với lực lượng sản xuất tiên tiến, phát huy được sức mạnh sáng tạo của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là bà con nông ngư dân và các doanh nghiệp, hướng mạnh vào Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Biến tiềm năng thiên nhiên thành của cải vật chất, phát huy lợi thế về xuất khẩu, đưa nước ta từ chỗ chưa có tên trong danh sách đến vị trí 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với nhưng sản phẩm đứng ở vị trí số một thị truờng như tôm sú, cá tra…
 
Thứ ba: Đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh luơng thực, tạo lập công bằng xã hội, nhất là đối với các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa .Tại nhiều địa phương, thủy sản , đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, đã được xác định và mở hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đảm bảo nguồn sinh kế và đảm bảo thực phẩm cho dân cư, cải thiện vai trò người phụ nữ.…
   
II. Đóng góp của mặt hàng tôm xuất khẩu :
  1.Trong thị trường nội địa:
       Trong những năm qua giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng mạnh. Hàng thủy sản đã xuất khẩu tới 105 nước và vùng lãnh thổ. Chính nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đã góp phần làm thị trường nội địa có bước chuyển dịch.
       Mặc dù mức tiêu thụ thủy sản nội địa thấp, song vấn đề tổ chức quản lí thị trường thủy sản nội địa; vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩn, bao gói nhãn mác, xuất sứ hàng hóa được thực hiện tốt sẽ là thứ thuốc “kháng sinh” mạnh đảm bảo tính cạnh tranh hiệu quả của hàng hóa xuất khẩu.
       Vì vậy để tăng doanh số xuất khẩu thì thủy sản nội địa là vấn đề cần được quan tâm, thông qua việc tìm hiểu và phân tích nhu cầu trong nước. Với mỗi mức nhu cầu khác nhau sẽ có qui mô phát triển, loại hình nuôi trồng thủy sản cho thích hợp.
       Hiện nay ở nước ta tôm là loại thủy sản rất được quan tâm cả về cách thức nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.
       Thị trường tôm tập trung hầu hết ở các tỉnh có nguồn nước mặn, nước nợ hay có thị trường tiêu thụ rộng lơn như : Đồng bằng sông cửu long, Hải phòng, Thái bình.…
       Như vậy vấn đề đặt ra với thị trường tôm nội địa là phải cho ra các sản phẩm phong phú về chủng loại: đồ tươi, khô, đông lạnh, các loại tôm chất lượng đa dạng: từ cấp thấp, cao cấp đến đặc biệt ,phù hợp khả năng tài chính của các tầng lớp dân cư.
       Bên cạnh đó cũng phải chú ý tới mặt hàng tôm nhập khẩu, bởi càng ngày người dân càng  trở lên “sính ngoại” , chúng ta cần có cách thức quản lí để người dân nhận ra rằng: Mặt hàng tôm của ta chất lượng không kém mà giá cả lại hợp lí, không những thế lại dược xuất khẩu sang những thị trường rộng lớn như EU, Mỹ, Nhật bản.
    Tóm lại chúng ta cần ổn định thị trường nội địa của các mặt hàng thủy sản nói chung và của mặt hàng tôm nói riêng để tạo điều kiện cho xuất khẩu thủy sản phát triển bên vững.
 
2.Trên thị trường quốc tế:
    Trong thời gian qua xuất khẩu tôm ở Viêt Nam vào thị trường quốc tế có những biến động rõ rệt.
  Nhất là xuất khẩu vào Mỹ _ thị trường chiếm 23-26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tiêu thụ 50% tôm xuất khẩu của Vệt Nam là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam nó đã góp phần không nhỏ vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
   Nhưng đó là thị trường đầy nguy  hiểm . Kỳ đầu 2005 xảy ra vụ kiện tôm giữa Mỹ và 54 doanh nghiệp Việt Nam đã làm cho mặt hàng tôm trong nước và xuất khẩu chao đảo, hiện tượng rớt giá và vấn đề uy tín làm đau đầu các nhà cầm quyền.
  Mặc dù sự kiện trên đã được giải quyết ổn thỏa, nhưng nó là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.
  Việc Việt Nam ra nhập WTO, bỏ qua hàng rào thuế quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những bước phát triển của mặt hàng xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó để có thể cạnh tranh với các thị trường tôm khác trên thế giới buộc các nhà quản lí phải có những chính sách cụ thể. Đẩy mạnh việc xuất khẩu thủy sản không chỉ về số lượng mà còn cả chất lựơng.
   Để làm được điều đó chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng phát triển của xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm để có những biện pháp cải thiện hữu hiệu nhất.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)