Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại ở nước ta theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Đăng ngày 21-06-2012 Lúc 03:16'- 6008 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu

I. Cơ sở khách quan của sự mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN

1. Một số khái niệm
1.1. Thế nào là KTĐN?
KTĐN của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
 1.2. Thế nào là kinh tế quốc tế?
Kinh tế quốc tế là mối quan hệ với nhau của hai hay nhiều nước,là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế.
  1.3. Quốc tế hoá,  toàn cầu hoá nền kinh tế là gì ?
 Toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay là giai đoạn phát triển cao của quốc tế hoá kinh tế.
 Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trong phạm vi toàn cầu .
2. Sự hình thành và phát triển của KTĐN
Các quan hệ kinh tế quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan.
Ban đầu, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia như đất đai, khí hậu, khoáng sản...dẫn đến tình trạng mỗi quốc gia có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm nào đó và trao đổi cho nhau để cân bằng phần dư thừa sản phẩm này với sự thiếu hụt về sản phẩm khác.
Sau đó, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia đã tạo ra sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế. Do đó đối tượng tham gia vào việc trao đổi quốc tế được mở rộng.
        Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến phân công lao động. Sự phân công dần dần vượt qua ngoài phạm vi biên giới quốc gia, dẫn đến sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau. Từ đó đối tượng và phạm vi trao đổi quốc tế càng được mở rộng.
Bên cạnh đó cũng đặt ra yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất giữa các quốc gia nhằm đạt được quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất. Như vậy, không phải mỗi nước đều tự sản xuất mọi thứ hàng hoá để tự đáp ứng nhu cầu của mình, mà quốc gia phải tập trung vào một số ngành và sản phẩm lợi thế. Đây cũng là một nền tảng quan trọng để quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển về chiều sâu.
  Một cơ sở quan trọng khác của việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là sự đa dạng hoá của nhu cầu về tiêu dùng ở mỗi quốc gia.
Nói tóm lại, cơ sở của việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, các nguồn lực sẵn có của các quốc gia mà còn là sự đa dạng về nhu cầu, sự ưu việt của quá trình chuyên môn hoá sản xuất, quá trình hợp tác hoá và ưu thế của quy mô tối ưu trong sự phân công lao động quốc tế.
3. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của KTĐN.
3.1. Vai trò của KTĐN
KTĐN nối liền hoạt động sản xuất và trao đổi trong nước với hoạt động sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực.
KTĐN có vai trò thu hút các nguồn vốn như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn viện trợ phát triển (ODA); thu hút khoa học công nghệ; khai thác và ứng dụng kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại ở nước ta. 
KTĐN góp phần tích lũy vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển.
KTĐN góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh và hướng tới xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
3.2. Sự cần thiết khách quan của việc mở rộng KTĐN
Thế giới ngày nay là một thể thống nhất, trong đó các quốc gia là những đơn vị độc lập, tự chủ, nhưng phụ thuộc vào nhau về kinh tế và khoa học công nghệ. Sự phụ thuộc giữa các quốc gia bắt nguồn từ những yếu tố khách quan. Do điều kiện địa lý, sự phân bố không đều của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không một quốc gia nào có khả năng đảm bảo tất cả những sản phẩm cơ bản. Mọi quốc gia đều phụ thuộc nước ngoài với mức độ khác nhau về các sản phẩm đó .
  Mặt khác, sự phụ thuộc giữa các quốc gia còn bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới.
  Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng không có một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển nếu thực hiện chính sách tự cấp, tụ túc. Ngược lại, những nước có tốc độ tăng trưởng cao đều là những nước dựa vào chiến lược KTĐN để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển; biết sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ để hiện đại hoá nền sản xuất, biết khai thác những nguồn lực ngoài nước để phát huy các nguồn lực trong nước.
Đối vối nước ta, vốn là một nước nghèo và kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thấp kém, song có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, việc phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với bên ngoài là một tất yếu khách quan và là một yêu cầu cấp bách.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)