Vận dụng phương pháp dãy số thời gian đánh giá năng suất Lúa tỉnh Hải Dương giai đoạn 1995-2004 và dự đoán đến năm 2007
Đăng ngày 21-06-2012 Lúc 02:54'- 1811 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
NỘI DUNG
 
 
Phương pháp phân tích Thống kê là việc mô hình hoá toán học các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu nghiên cứu. Trong các phương pháp phân tích Thống kê thì dãy số thời gian là phương pháp biểu hiện được quy mô cũng như biến động của hiện tượng theo thời gian. Ngoài ra còn cho phép ta dự đoán một cách tương đối chính xác trong ngắn hạn quy mô của hiện tượng.
 
         
A. Các vấn đề cơ bản của dãy số thời gian.
 
I. Những vấn đề chung về dãy số thời gian.
1.     Khái niệm.
          * Các hiện tượng kinh tế luôn biến động theo thời gian nên ta thường dùng phương pháp dãy số thời gian để nghiên cứu.Đó là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian không chỉ giới hạn ở các hiện tượng kinh tế mà có thể là các trị số cho thấy sự thay đổi của một hiện tượng xã hội như tỉ lệ biết chữ của một quốc gia….
          * Xét về hình thức, dãy số thời gian gồm 2 thành phần là thời gian (ngày, tuần, tháng, quý, năm) và trị số của chỉ tiêu (hay mức độ của dãy số).
* Căn cứ vào đặc điểm về mặt thời gian người ta thường chia dãy số thời gian thành hai loại:
-         Dãy số thời kỳ là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua từng thời kỳ nhất định.
-         Dãy số thời điểm là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào một thời điểm nhất định.
2.     Yêu cầu vận dụng.
          * Khi xây dựng dãy số thời gian phải đảm bảo yêu cầu có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu theo thời gian.
          * Phải thống nhất về phạm vi và tổng thể nghiên cứu.
          * Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là trong dãy số thời kỳ phải bằng nhau.
3.     Ý nghĩa của việc nghiên cứu dãy số thời gian.
          * Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả thiết căn bản là sự biến động trong tượng lai của hiên tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng ở quá khứ và hiện tại nếu xét về đặc điểm và cường độ của hiện tượng. Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng giống hoặc gần giống như trước.
          * Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố ảnh hưởng đến dãy số. Điều đó có ý nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Vì vậy phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích các nhà quản lý trong việc dự đoán và xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Đây là công cụ đắc lực cho họ trong việc ra quyết định.
4.     Các yếu tố ảnh hưởng đến dãy số thời gian.
* Biến động của dãy số thời gian thường được xem là kết quả của các yếu tố sau đây:
- Tính xu huớng: Quan sát số liệu thực tế của hiện tượng trong một thời gian dài (thường là nhiều năm), ta thấy biến động của hiện tượng theo một chiều hướng (tăng hoặc giảm) rõ rệt. Nguyên nhân của loại biến động này là sự thay đổi trong công nghệ sản xuất, gia tăng dân số, biến động về tài sản….
- Tính chu kỳ: Biến động của hiện tượng được lặp lại với một chu kỳ nhất định, thường kéo dài từ 2 – 10 năm, trải qua 4 giai đoạn: phục hồi và phát triển, thịnh vượng, suy thoái và đình trệ. Biến động theo chu kỳ là do biến động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn hiện tượng thời tiết bất thường Enlino, Enlina ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất nông nghiệp.
- Tính thời vụ: Biến động của một số hiện tượng kinh tế – xã hội mang tính thời vụ nghĩa là hàng năm, vào những thời điểm nhất định (tháng hoặc quý) biến động của hiện tượng được lặp đi lặp lại. Nguyên nhân của biến động hiện tượng là do các điều kiện thời tiết, khí hậu, tập quán xã hội, tín ngưỡng của dân cư ….
- Tính ngẫu nhiên hay bất thường: Là những biến động không có quy luật và hầu như không thể dự đoán được. Loại biến động này thường xảy ra trong một thời gian ngắn và không lặp lại. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các biến cố chính trị, thiên tai, chiến tranh ….
II. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích biến động dãy số thời gian.
1.     Mức độ bình quân theo thời gian:
Phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ trong dãy số. Gồm:
* Mức độ trung bình của dãy số thời kỳ.
Các lượng biến có quan hệ tổng:
Các lượng biến có quan hệ tích:       
* Mức độ trung bình của dãy số thời điểm.
                   Khoảng cách thời gian giữa các thời điểm bằng nhau:
                            
          Nếu khoảng cách thời gian giữa các thời điểm không băng nhau:                                   
2.     Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
Phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có:
          - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai kỳ liên tiếp.     
               
          - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ chọn làm gốc.
                                   
          - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Biểu hiện một cách chung nhất lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu.   

Chỉ tiêu này thường chỉ sử dụng khi các trị số của dãy số có cùng xu hướng (cùng tăng hay cùng giảm).
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)