Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những mâu thuẫn của nó
Đăng ngày 07-05-2012 Lúc 09:11'- 2289 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG

I Cơ sở lý luận:
1. Nội dung của quy luật mâu thuẫn:
1.1            . Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến
Phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tuợng của giới tự nhiên, đời sống xã  hội và tư duy của con người.
Mâu thuẫn tồn tại phổ biến ở mọi sự vật  hiện tượng và tồn tại trong suốt quá trình phát triển của mỗi sự vật.
Mâu thuẫn mang tính đa dạng. Mỗi sự vật, mỗi quá trình của thế giới khách quan tồn tại những mâu thuẫn khác nhau. Mâu thuẫn trong tự nhiên khác trong mẫu thuẫn xã hội và khác với mâu thuẫn trong tư duy.
1.2.         Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ phủ định khác nhau giữa các mặt đó.
+ Sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách giơì sự đấu tranh, chuyển hoá giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chính thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau mà điều chỉnh, chỉnh  hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật
 + Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt. Chỉ có hai mặt khác nhau có liên hệ hữu cơ với nhau và phát triển trái ngược nhau thì mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn sự khác nhau đó biến thành sự đối lập và dẫn đến xung đột gay gắt. Đến một giai đoạn nào đó thì hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá huỷ, sự thống nhất của hai mặt đối lập mới dược hình thành cùng với mâu thuẫn mới .
Ví dụ: Sự phát triển của xã hội sẽ gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất. Trong phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là yếu tố động, luôn luôn vận đông theo hướng hoàn thiện. Đến một giai đoạn nào đó thì quan hệ sản xuất hiện tại sẽ không phù hợp với lực lượng sản xuất. Lúc đó sẽ sinh ra mâu thuẫn giữa lực luợng sản xuất và quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó quan hệ sản xuất cũ sẽ được xoá bỏ và thay vào đó là quan hệ sản xuất  mới phù hợp . Quá trình phát triển và bài chừ lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ diễn ra liên tục không ngừng.
+Sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời tương đối, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của sự vật  hiện tượng. Còn sự đấu tranh của các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối nghĩa là nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về vật chất của các sự vât và hiện tượng.
1.3.         Sự chuyển hoá của các mặt đối lập.
Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt  đối lập nào dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến trình độ nhất định, hộ tụ các điều kiện cần thiết mới chuyển hoácuả các mặt đối lập thường xuyên diễn ra một cách tự phát. Còn trong xã hội sự chuyển hoácủa các mặt đối lập diễn ra nhất thiết phải thông qua hoạt động có ý thức của con người. Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi và sự vật mới được hình thành.
Sự chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra theo hai phương thức.
+ Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn.
+ Có hai mặt chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập hoàn toàn.
2.       Một số loại mâu thuẫn.
2.1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
+ Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay trong bản thân của sự vật và hiện tượng. Sự vật hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn bên trong, bởi vì sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập.
+ Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật và hiện tượng với nhau. Sự vật hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn bên ngoài, bởi vì không có sự vật hiện tượng nào lại tồn tại một cách biệt lập, không liên hệ với các sự vật hiện tượng khác.
Mâu thuẫn bên trong là nhan tố quyết định sự vận độngvà phát triển của sự vật và hiện tượng. Nó là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận độngvà phát triển. Mâu thuẫn bên trong không tồn tại và phát sinh tác dụng tách dời mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sự vật.
2.2. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật và hiện tượng, nó quyết định quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng từ khi được hình thành cho đến khi kết thúc.
+ Mâu thuẫn không cơ bản chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Tuy không giữ vai trò quyết định bản chất của sự vật và hiện tượng nhưng nó có vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
2.3. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi bật lên hàng đầu  ở giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của sự vật.
+ mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định. 
2.4 Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng , những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản trái ngược nhau , không thể điều hoà được
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản nhất trí với nhau
3.       Một số cặp phạm trù :
3.2.         Nguyên nhân và kết quả
+ Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự bioến đổi nhất định
+ Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau
+ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả , nguyên nhân có trước kết quả
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra .
+ Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng kết quả không tồn tại một cách thụ động
3.3.         Tất nhiên và ngẫu nhiên :
+ Tất nhiên là cái do bản chất , do những nguyên nhân bên trong của sự vật , hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế.
+ Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất bên trong quyết định mà là do ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định
+ Cái tất nhiên bao giờ cũng biểu lộ ra bên ngoài thông qua cái ngẫu nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình qua vô số cái ngẫu nhiên .

II. Cơ sở thực tế

     1. Tình hình kinh tế Việt Nam trước năm 1986
Đây là thời điểm mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả là xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội sâu sắc vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh . Thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng xã hội , một phần tiêu dùng xã hội phải dựa vào vay và viện trợ , nền kinh tế chưa tạo được tích luỹ lương thực vải mặc và các hàng tiêu dùng thiết yếu đều thiếu. Tình hình cung ứng vật tư , tình hình giao thông vận tải rất căng thẳng , nhiêud xí nghiệp sử dụng công xuất ở mức thấp . Chênh lệch lớn giữa thu và chi tài chính , giữa xuất khẩu và nhập khẩu . Thị trường và vật giá không ổn định , số người lao động chưa được sử dụng còn đông , đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn .
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)