Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đăng ngày 07-05-2012 Lúc 08:57'- 2015 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
B. NỘI DUNG
 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I.1. Khái niệm kinh tế thị trường là gì?
Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua - bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường( người bán cần tiền, người mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị trường) thì nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội trong đó, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vào việc kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của thị trường
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình phát triển sản xuất xuất hiện đều được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua bán, là hàng hóa
Ngoài ra khi nói về khái niệm về kinh tế thị trường thì chúng ta còn có thêm hai quan điểm khác nhau nữa được đưa ra trong hội thảo về "kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa" do hội đồng lý luận trung ưng tổ chức:
Một là, xem "Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hóa làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu; lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là phương thức tổ chức vận hành kinh tế - xã hội, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu là do người sử dụng nó. Theo quan điểm này, kinh tế thị trường là vật "trung tính", là "công nghệ sản xuất" ai sử dụng cũng được
Hai là, xem "Kinh tế thị trường " là một loại kinh tế - xã hội - chính trị, nó in đậm dấu ấn của lực lượng xã hội làm chủ thị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động đó, có sự tác động lẫn nhau của các chủ thể hoạt động. Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không chỉ phải cá nhân riêng lẻ, đó còn là những tập đoàn xã hội, những giai cấp. Sự tác động qua lại của các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này, tầng lớp hay giai cấp này; có hại cho tầng lớp, giai cấp khác
Tóm lại: Kinh tế thị trường là một trong những phương thức tồn tại (phương thức hoạt động) của nền kinh tế mà trong đó các quan hệ kinh tế đều được biểu hiện thông qua quan hệ hàng hoá - thị trường (tức là mọi vấn đề của sản xuất và tiêu dùng đều được thông qua việc mua bán trên thị trường). Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá và vì thế nó hoàn toàn khác với kinh tế tự nhiên - là nền kinh tế quan hệ dưới dạng hiện vật, chưa có trao đổi.
I.2. Tính quy luật và sự hình thành kinh tế thị trường
Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với quá trình xã hội hoá sản xuất thông qua các quá trình sau:
I.2.1. Tổ chức phân công và phân công lại lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá lao động và theo đó là chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau
Do có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một thứ hoặc một vài thứ sản phẩm. Song nhu cầu của họ lại bao hàm nhiều thứ khác nhau, để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cần có sự trao đổi sản phẩm giữa họ với nhau
Tổ chức xã hội hoá của sản xuất thể hiện ở chỗ do phân công lao động xã hội, nên sản phẩm của người này trở nên cần thiết cho người khác, cầu cho xã hội
Phân công xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành,các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó xoá bỏ tính tự túc, tự cấp, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất và lao động
Sự phân công lao động diễn ra trong nội bộ ngành; trong các ngành với nhau
Do sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, mối liên hệ giữa các phân xưởng, giữa các công đoạn trong nội bộ xí nghiệp ngày càng mật thiết, tinh vi hơn; hàng vạn công nhân, công trình sư, các nhà khoa học phải hiệp đồng thống nhất, cùng nhau nỗ lực mới làm cho hoạt động sản xuất tiến hành trôi chảy được, phạm vi phân công hợp tác đã vượt xa quá trình gia công trực tiếp đối tượng lao động, và trở thành quá trình toàn bộ bao gồm nghiên cứu khoa học phát minh sáng chế, thiết kế lập chương trình, tự động điều khiển, sử lý thông tin, chế tạo, bảo dưỡng thiết bị….Đồng thời tình hình đòi hỏi ngày càng nhiều những xí nghiệp khác nhau cung cấp máy móc thiết bị, linh kiện, nguyên liệu, còn sản phẩm sản xuất ra phải chuyển nhanh ngay đến những thị trường có lợi ngày càng xa hơn. Điều đó cho thấy tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng xã hội hoá
Cách mạng khoa học - công nghệ sau chiến tranh đã đẩy quá trình phân công xã hội tư bản và chuyên môn hoá lên đến trình độ sâu rộng chưa từng thấy. Hình thành sự phân công giữa các bộ phận lấy thành quả khoa học làm cơ sở, làm cho chuyên môn hoá sản phẩm ngày càng sâu sắc, hình thành chuyên môn hoá linh kiện, chuyên môn hoá công nghệ, chuyên môn hoá kỹ thuật, bảo dưỡng thiết bị và hậu cần sản xuất. Liên hệ kinh tế  giữa các xí nghiệp ngày càng mật thiết, làm tăng cường tính phụ thuộc lẫn nhau, quá trình sản xuất của xí nghiệp cá biệt hoàn toàn dung hợp thành một quá trình sản xuất thống nhất
Chuyên môn hoá ngày càng phát triển thì quan hệ hợp tác giữa các xí nghiệp, các khu vực ngày càng mật thiết, hiệp tác trao đổi thương phẩm trên thị trường phát triển thành quan hệ hiệp tác ngày càng bền vững
Phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất trên thế giới cũng mở rộng nhanh. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, các nước ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau, lệ thuộc vào nhau, sự giao lưu tư bản, trao đổi mậu dịch ngày càng phong phú.
I.2.2. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Sở hữu là hình thức xã hội lịch sử nhất định của sự chiếm hữu
Các hình thức sở hữu: Hình thức đầu tiên là công hữu, sau đó do sự phát triển của lực lượng sản xuất, có sản phẩm dư thừa, có kẻ chiếm làm của riêng, xuất hiện tư hữu. Đó là hai hình thức sở hữu cơ bản thể hiện ở mức độ, quy mô và phạm vi sở hữu khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và lợi ích của chủ sở hữu chi phối. Chẳng hạn, công hữu thể hiện thông qua sở hữu của nhà nước, sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân thể hiện ở tư bản tư hữu lớn, tư hữu nhỏ. Ngoài ra còn có hình thức sở hữu hỗn hợp. Nó phát sinh tất yếu do yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất cũng như quá trình xã hội hoá nói chung đòi hỏi. Đồng thời, nhằm thoả mãn nhu cầu, lợi ích ngày càng tăng và khắc phục sự bất lực, yếu kém của chủ thể kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sở hữu hỗn hợp hình thành thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết tự nguyện, phát hành mua bán cổ phiếu
Sở hữu nhà nước: là hình thức sở hữu mà nhà nước là đại diện cho nhân dân sở hữu những tài nguyên, tài sản, những tư liệu sản xuất chủ yếu và những của cải của đất nước. Sở hữu nhà nước nghĩa là nhà nước là chủ sở hữu, còn quyền sử dụng giao cho các tổ chức, đơn vị kinh tế và các cá nhân để phát triển một cách hiệu quả nhất
Sở hữu tập thể: là sở hữu của những chủ thể kinh tế (cá nhân người lao động) tự nguyện tham gia. Sở hữu tập thể biểu hiện ở sở hữu tập thể các hợp tác xã trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải,…. ở các nhóm, tổ, đội và các công ty cổ phần
Sở hữu hỗn hợp: là hình thức phù hợp, linh hoạt và hiệu quả trong thời kì quá độ. Mỗi chủ thể có thể tham gia một hoặc nhiều đơn vị tổ chức kinh tế, khi thấy có lợi
Sở hữu tư nhân của sản xuất nhỏ: là sở hữu về tư liệu sản xuất của bản thân người lao động. Chủ thể của sở hữu này là nông dân, cá thể, thợ thủ công, tiểu thương. Họ vừa là chủ sở hữu đồng thời là người lao động. ở quy mô và phạm vi rộng hơn là tư hữu của tiểu chủ, chủ trang trại có lao động
Sở hữu tư nhân tư bản: là hình thức sở hữu của các nhà tư bản vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế
I.2.3. Quá trình tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ làm xuất hiện các thị trường mới
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là cuộc cách mạng kỹ thuật diễn ra vào nửa sau của thế kỉ XVIII. Cuộc cách mạng làm xuất hiện công cụ máy móc để thaythế công cụ thủ công. Đại công nghiệp máy móc đã dẫn đến sự biến đổi to lớn trong cơ cấu ngành nghề thúc đẩy sự phát triển to lớn của lực lượng sản xuất xã hội cũng như nền chính trị xã hội đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai nổ ra vào nửa sau thế kỉ XIX. Cuộc cách mạng lần này có tiêu chí chủ yếu là vận dụng rộng rãi sức điện và sự phát minh ra động cơ đốt trong, khiến cho loài người bước vào thời đại điện khí hoá. Mở ra con đường tự động hoá sản xuất. Cuộc cách mạng đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa lên trình độ cao hơn, quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng nhanh chóng
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)