Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Hoá Chất - Bộ Thương Mại
Đăng ngày 18-05-2018 Lúc 09:45'- 13592 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU

Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần phải năng động, nhạy bén mới có thể tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp kinh doanh tồn tại hay không là kết quả của hệ thống các chiến lược kinh doanh, chính sách, biện pháp với các hoạt động cụ thể như: mua, bán, tồn kho, dự trữ, tổ chức lao động, sử dụng vốn...
Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Hoá Chất - Bộ Thương Mại".Trong đề tài này tôi xin trình bày một số vấn đề sau:
+ Kinh doanh hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường.
+ Thực trạng kinh doanh tại Công ty Hoá Chất - Bộ Thương Mại.
+ Một số biện pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Hoá Chất - Bộ thương Mại.
Do thời gian thực tập hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi thiếu sót mong được sự góp ý sửa chữa để bài viết hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn Trần Thăng Long và các cô chú trong Công ty Hoá Chất - Bộ Thương Mại đã tận tình giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.
 
  

CHƯƠNG I

KINH DOANH HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

I. Kinh doanh hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường.

1. Mục tiêu của kinh doanh thương mại.

Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình từ đầu tư đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện quá trình dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
     Đối với mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu kinh doanh đầu tiên là lợi nhuận vì lợi nhuận duy trì sự sống của toàn bộ công nhân viên trong công ty cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp và nó cũng là động lực của kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Muốn có doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải bán được hàng và giảm tối đa các khoản chi phí kinh doanh không cần thiết. Nền kinh tế ngày nay là nền kinh tế thị trường do vậy không có độc quyền bán cũng như độc quyền mua, chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tiêu thụ được hàng hoá. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, việc thu hút khách hàng không phải là công việc có thể thực hiện trong ít ngày mà nó là một công việc lâu dài và bền bỉ. Doanh nghiệp phải kinh doanh loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để được khách hàng chấp nhận. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã cũng như tăng cường công tác bán hàng. Lợi nhuận và sự kì vọng vào nó phụ thuộc vào loại hàng hoá và chất lượng hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, khối lượng và giá cả hàng hoá bán được, cung cầu hàng hoá trên thị trường, chi phí và tốc độ tăng giảm chi phí kinh doanh,...cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
     Công việc kinh doanh chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi, do vậy an toàn là mục tiêu thứ hai mà doanh nghiệp cần quan tâm. Thị trường kinh doanh luôn có nhiều biến động có thể gây rủi ro cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy vấn đề bảo toàn nguồn vốn và duy trì hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có sự an toàn thông qua việc đa dạng hoá kinh doanh “trứng không cho hết vào một giỏ”. Các quyết định kinh doanh phải được đưa ra nhanh, nhạy và kịp thời nếu không cơ hội sẽ trôi qua nhưng các quyết định đó cũng cần phải được cân nhắc mặt lợi, mặt hại. Chính vì vậy, bản lĩnh và khả năng nhìn xa trông rộng của người lãn đạo hết sức quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.
     Ngày nay, nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Chính vì điều đó mà các doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược cho đúng đắn. Điều quan trọng là phải chiếm lĩnh được thị trường và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Mục đích chính của công việc kinh doanh là lợi nhuận nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được thực hiện nên doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn mục tiêu. Doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là mục tiêu quan trọng nhất, có khả năng thực hiện lớn nhất và sẽ được doanh nghiệp thực hiện trước nhất để đặt đó là mục tiêu hàng đầu. Việc lựa chọn mục tiêu có thể biểu diễn thông qua mô hình tháp mục tiêu. Trong mô hình này, các mục tiêu quan trọng và dễ thực hiện được đặt trên nhất và tuần tự là các mục tiêu lâu dài hơn.
                                                                             Mục tiêu quan trọng nhất
                                      
                                                             
Mục tiêu lâu dài hơn
 
                                                                    
Nhìn chung, các doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá thường có ba mục tiêu cơ bản là: lợi nhuận, an toàn và vị thế của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào kinh doanh thì yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu và chỉ khi nào mục tiêu an toàn được thực hiện thì các mục tiêu tiếp theo là vị thế và lợi nhuận của doanh nghiệp mới đựoc thực hiện. Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu lâu dài và để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các quy luật của thị trường nếu không muốn phải trả giá đắt bởi thị trường cũng có quy luật riêng của nó đó là:
     + Quy luật hàng hoá vận động từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao
     + Quy luật mua rẻ bán đắt. Thuận theo đó thì doanh nghiệp có lợi nhuận thông qua phần chênh lệch giá còn ngược lại thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
     + Quy luật “mua của người chán, bán cho người cần”. Nếu doanh nghiệp thực hiện được điều này thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn vì người bán vì muốn bán hàng nhanh sẽ chịu bán với giá thấp hơn còn người mua thì do muốn có hàng hoá đó nên sẵn sàng trả cao hơn lúc bình thường.    

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 

     2.1 Doanh nghiệp thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
a)     Doanh nghiệp thương mại và chức năng của nó.
·        Doanh nghiệp thương mại.
     Quá trình phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã nảy sinh nền sản xuất hàng hoá. Quá trìng sản xuất bao gồm: sản xuất, trao đổi và tiêu dùng. Tiền tệ ra đời đã làm cho quá trình trao đổi mang hình thái mới là lưu thông hàng hoá với hai thái cực là mua và bán. Thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá này là những thương nhân và như vậy thương mại trở thầnh một lĩnh vực kinh doanh. Quy luật chi phối của hoạt động thương mại là quy luật mua rẻ bán đắt. Tiền được dùng để mua hàng hoá rồi sau đó bán lại với giá cao hơn, lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
     Giữa thương mại và sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp thương mại tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp sản xuất sẽ nhường lại một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp thương mại.
     Như vậy doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận.
·        Chức năng của doanh nghiệp thương mại.
     Doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá nên có một số đặc điểm sau:
     - Chức năng lưu chuyển hàng hoá trong nền kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội. Đây là chức năng xã hội của doanh nghiệp thương mại. Để tực hiện tốt chức năng này thì doanh nghiệp phải nghiên cứu nắm vững thị trường, huy động và sử dụng tốt các nguồn hàng, tổ chức các mối quan hệ giao dịch thương mại, đảm bảo việc phân phối hàng hoá thông qua các kênh phân phối.
     - Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Chức năng này thể hiện thông qua việc doanh nghiệp thực hiện phân loại hàng hoá, đóng gói bao bì hàng hoá, ghép đồng bộ sản phẩm, bảo quản và vận chuyển hàng hoá. Khi thực hiện chức năng này, doanh nghiệp sẽ duy trì và nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của hàng hoá.
     - Chức năng tiếp theo của các doanh nghiệp thương mại là chức năng thực hiện hàng hoá. Mục đích của các doanh nghiệp thương mại không phải là mua hàng hoá mà là mua để bán. Khi mua hàng hoá, các doanh nghiệp thương mại đã làm chức năng tiêu thụ hàng hoá cho sản xuất. Mục đích của doanh nghiệp là thu lợi nhuận, muốn thu được lợi nhuận thì phải bán được hàng hoá và giá bán phải cao hơn giá mua cộng với chi phí khác. Nếu không bán được hàng hoá hoặc bán với giá thấp hơn giá mua thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ có thể dẫn tới phá sản.
     Chức năng cuối cùng của doanh nghiệp thương mại là tổ chức sản xuất. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hoá sẽ không chỉ tác động đến quá trình lưu thông hàng hoá mà thông qua các hoạt động mua bán đó doanh nghiệp tác động đến quá trình tái sản xuất. Hoạt động thương mại có thể tác động thúc đẩy tái sản xuất hoặc gây đình trệ sản xuất.
b)    Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại.
Để thực hiện các chức năng đó thì doanh nghiệp thương mại cần làm tôt các nhiệm vụ sau:
     - Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân, tổ chức tốt khâu mua bán và đặc biệt giảm bớt khâu trung gian.
     - Giảm chi phí kinh doanh và tăng lợi nhuận, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
     - Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thương mại, thực hiện các hoạt động tiếp tục sản xuất trong lưu thông như: vận tải, bảo quản, đóng gói, bao bì....
     - Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý kinh doanh.
     - Thực hiện các ngiã vụ đối với nhà nước, xã hội và người lao động, có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội trên phạm vi doanh nghiệp và thực hiện tôt các vấn đề bảo vệ môi trường.
2.2 Các hình thức kinh doanh thương mại.
a)     Kinh doanh chuyên môn hoá.
Kinh doanh chuyên môn hóa tức là doanh nghiệp chỉ chuyên môn kinh doanh một mặt hàng hay một nhóm hàng hóa nhất điịnh. Ví dụ như: xăng dầu, lương thực.
Loại hình kinh doanh chuyên môn hóa có các ưu điểm sau:
- Nắm chắc được thông tin về người mua, ngưòi  bán, giá cả,thị trường, tình hình hàng hóa và dịch vụ nên có thể làm chủ được thị truờng để vưon lên thành độc quyền trong kinh doanh.
- Trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao, có điều kiện để hiện đại hóa các cơ sở vật chất kĩ thuật, đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất chuyên dùng tạo lợi thế lớn trong cạnh tranh.
- Có khả năng đào tạo được những cán bộ quản lý,các chuyên gia và nhân viên kinh doanh giỏi về cả chuyên môn và nghiệp vụ.
Bên cạnh những ưu điểm đó thì loại hình kinh doanh này cũng tồn tại những nhược điểm sau:
- Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường thì hệ số rủi ro cao.
- Khi mặt hàng kinh doanh không chiếm được lợi thế nữa và doanh nghiệp muốn chuyển hướng kinh doanh thì sự chuyển hướng này diễn ra chậm.
b)    Kinh doanh tổng hợp.
Kinh doanh tổng hợp là loại hình kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau, kinh doanh không lệ thuộc vào thị trường truyền thống, bất cứ hàng hóa nào có thể kiếm được lợi nhuận thì doanh nghiệp kinh doanh.
Loại hình kinh doanh này có những ưu điểm sau:
- Hạn chế được rủi ro trong kinh doanh và dễ dàng chuyển hướng kinh doanh(Khi kinh doanh một loại hàng hóa nào nào đó bất lợi thì doanh nghiệp có thể nhanh chong chuyển sang kinh doanh loại hàng hóa khác).
- Vốn kinh doanh không bị ứ đọng vì mua nhanh, bán nhanh và doanh nghiệp thường đầu tư cho những mặt hàng có khả năng lưu chuyển nhanh nên khả năng quay vòng vốn nhanh.
- Thị trưòng kinh doanh rộng lớn và luôn phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp khác nên kích thích tính năng động của các doanh nghiệp.
Loại hình kinh doanh này cũng có những nhược điểm sau:
- Khó trở thành độc quyền trên thị trường và ít có điều kiện tham gia vào các liên minh độc quyền.
- Mỗi ngành hàng kinh doanh chỉ là những ngành hàng kinh doanh nhỏ nên không thể tìm kiếm được lợi nhuận siêu ngạch.
- Không bộc lộ sở trường kinh doanh. Do không chuyên môn hóa nên khó đào tạo về chuyên môn và bồi dưỡng được những chuyên gia giỏi.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)