Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
Đăng ngày 12-04-2013 Lúc 03:57'- 6204 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ
VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TRONG DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 

1. Khái niệm :
 Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế oỏn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối  và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái  sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất  với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này.
2. Các hình thức xuất khẩu thông dụng ở Việt Nam
a/ Xuất khẩu uỷ thác
Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên uỷ thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thu lao trả cho đại lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam.
Ưu nhược điểm của xuất khẩu uỷ thác:
-Ưu điểm: Công ty uỷ thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồng cho xuất khẩu. Do chỉ thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất khẩu nên tất cả các chi phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
-Nhược điểm: do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp không bảo đảm tính chủ động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vì Công ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng.
b/ Xuất khẩu trực tiếp:
Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc:
Giục mở L/C và kiểm tra luận chứng (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có).
Ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:
-Ưu điểm: Với phương thức này, đơn vị kinh doanh chủ động trong kinh doanh, tự mình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở, kích thích nhu cầu. Nếu đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm, nhãn hiệu ... dần dần đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới.
- Nhược điểm: Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh được mấy năm thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thương trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng 
c/ Gia công hàng xuất khẩu.
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao ( gọi là chi phí gia công). Tóm lại, gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại. Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng(được thể hiện trong hàng hoá) chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.
Gia công xuất khẩu là một phương thức phổ biến trong thương mại quốc tế. Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của hai bên: bên đặt gia công và bên nhận gia công.
3.Vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu.
     Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Do vậy, xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại để đem lại những hiệu quả đột biến cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được.
     Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này.
Đối với nước ta, nền kinh tế đang bước đầu phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại đặc biệt hướng mạnh vào xuất khẩu hàng hoá là một chủ chương đúng đắn phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Hơn bao giờ hết, xuất khẩu hàng hoá thực sự có vai trò quan trọng, cụ thể là:
Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu.
Trong kinh doanh quốc tế, xuất khẩu không phải là chỉ để thu ngoại tệ về, mà là với mục đích đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu), tích luỹ ngoại tệ (thực chất là đảm bảo chắc chắn hơn nhu cầu nhập khẩu trong tương lai).
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)