Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt nam sang thị trường Mỹ
Đăng ngày 09-04-2013 Lúc 03:24'- 3377 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ
 
I . BỐI CẢNH ĐÀM PHÁN :
 
1. Chính sách thương mại của Mỹ với ASEAN và Việt nam trong những năm gần đây :
          Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cho thế kỷ 21 đã xác định ,lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á là phát triển hợp tác khu vực và song phương cùng các quan hệ kinh tế nhằm ngăn chặn và giải quyết các xung đột, nâng cao mức độ tham gia của Mỹ trong nền kinh tế khu vực  từ những mục tiêu cụ thể sau :
          * dùng sức ép kinh tế và chính trị để buộc các bạn hàng phải mở cửa thị trường của mình cho hàng hoá Mỹ , qua đó giảm thâm hụt cán cân thương mại với nước ngoài
          *  Tăng cường mối quan hệ kinh tế với các thị trường mới nổi và các khu vực kinh tế có trọng điểm như NAFTA, APEC trong đó có ASEAN , dùng WTO như là một tổ chức để thực hiện chiến lược thương mại Mỹ ;
          *  Với thị trường trong nước , chính phủ Mỹ chủ chương tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào điều tiết nền kinh tế , tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cho khu vực tư nhân .
          Từ những mục tiêu cơ bản đó , Mỹ đã đề ra 5 giải pháp cơ bản sau :
 
1 . Thúc đẩy đàm phán đa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa thị trường hàng hoá Mỹ mà trọng điểm ở đây là các Hiệp định  của Mỹ trong NAFTA , APEC và diễn đàn các nước châu Mỹ trừ  Cuba .
2 . Sử dụng đàm phán song phương gây sức ép để mở cửa các “thị trường không tự nguyện ” như Nhật Bản , Trung Quốc , Hàn Quốc ...
3 . Sử dụng các thiết chế bảo hộ mậu dịch đơn phương ( điều khoản bổ xung Super 301 , điều khoản bổ xung Special 301 trong luật thương mại Mỹ cho phép Mỹ đơn phương duy trì hàng rào thuế quan hoặc trả đũa những hoạt động buôn bán bất bình đẳng , luật chống phá giá ( AD) , điều khoản 337 về quyền sở hữu trí tuệ ) khi cần thiết  để chống lại những hoạt động buôn bán không trung thực như bán phá giá , trợ cấp xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu qua Mỹ .
4 . Cần viện trợ với việc  mở rộng hoạt động kinh tế và thành lập các quỹ tài trợ cho xuất khẩu chứ không chỉ là các khoản viện trợ đơn thuần dành cho các nước kém phát triển .
Bên cạnh đó,thông qua các cơ quan hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư như:
          Tổ chức phát triển Quốc tế (USAID) và ngân hàng EXIMBANK, Quỹ đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) để lập các quỹ với lãi suất thấp tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Mỹ tại các “ thị trường nóng ” như thị trường hàng hoá , thông tin liên lạc , giao thông , năng lượng thiết bị xây dựng ở các nước Châu Á như Inđônêxia, Philippin, Thái Lan và Pakistan, nơi Nhật Bản và các nước Tây Âu đã và đang sử dụng kết hợp các khoản tín dụng ưu đãi để trợ giúp các nhà xuất khẩu của họ .
5 . Ủng hộ việc mở rộng quyền điều hành kinh tế đối ngoại cho các bang. Còn chính quyền liên bang chỉ giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược gắn với việc bảo vệ lợi ích quốc gia,duy trì và phát triển tiềm năng khoa học kỹ thuật của các tổ hợp công nghiệp Mỹ;bảo vệ lợi ích của các công ty,các ngành và nhóm xã hội khỏi sự cạnh tranh không chính đáng của nước ngoài .
          ASEAN có tiềm năng phát triển thành một thị trường lớn.năng động trong khu vực.Theo dự báo,khu vực này đến năm 2010 sẽ bao gồm 686 triệu dân,tổng sản phẩm lên đến 1,1 ngàn tỷ USD và thu nhập từ các dự án hạ tầng cơ sở bao gồm cả các nước ASEAN  lên đến 1000 tỷ USD.Chính vì vậy việc duy trì và tăng cường các quan hệ kinh tế ngày càng có hiệu quả với ASEAN là một định hướng ưu tiên trong chính sách của Mỹ ở trên,trong giai đoạn hiện nay.Mỹ đã mở rộng danh sách“các thị trường mới nổi”sang cả các nước thành viên khối ASEAN.Danh sách này đã thể hiện sự đánh giá lại của Mỹ đối với các thị trường bên ngoài và xem đây là điều kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ.Do đó,việc Mỹ chủ chương cộng tác chặt chẽ với các nước ASEAN không phải là ngẫu nhiên khi tính đến tiềm năng của khu vực này ngày càng tăng.Năm 1997,ASEAN chiếm 48 tỷ USD trong xuất khẩu hàng hoá của Mỹ,ngang bằng với Trung Quốc và Đài Loan và Hồng Kông gộp lại.
Trong báo cáo chiếm lược an ninh quốc gia Mỹ cho thế kỷ21 Mỹ xem việc duy trì ASEAN mạnh,đoàn kết,có khả năng bảo đảm ổn định và thịnh vượng trong khu vực là một trong những chính sách cuả Mỹ ở Đông Nam Á . Định hướng này được thể hiện rõ qua những nhận thức và hành động của Mỹ trước cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á vốn bắt đầu chính từ khu vực Đông Nam Á . Mỹ hiểu rằng giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là việc của dân chúng,Chính phủ và khu vực tư nhân ở các nước bị tác động như Thái Lan , Inđônêxia , Malayxia nhưng Mỹ cũng có trách nhiệm và đã chấp nhập trách nhiệm đó. Bên cạch việc để ngỏ cửa thị trường Mỹ , bác bỏ mọi phản ứng mang tính bảo hộ mậu dịch , chấp nhận thâm hụt thương mại gia tăng. Mỹ đã hỗ trợ cải cách và ổn định cả gói thông qua IMF cho Thái LAN, Inđônêxia và những nước bị tác động mạnh mẽ nhất.
Chính quyền Mỹ,với sự cộng tác của cộng đồng kinh doanh Mỹ đã trợ giúp về tài chính cho các sinh viên Thái Lan và Inđônêxia ở Mỹ. Mỹ còn viện trợ cả gói cho Inđonêxia.Và Mỹ đã kêu gọi Ngân hàng thế giới (WB) tăng gấp đôi sự ủng hộ đối với việc tìm kiếm việc làm,các nhu cầu cơ bản,giúp trẻ em và giúp người già ở các nước đang bị khủng hoảng.Tuy nhiên , như chính giới Mỹ xác nhận , khi thực hiện các biện pháp để giúp giải quyết khủng hoảng tài chính châu Á nói chung và khu vực ASEAN nói riêng,Mỹ đang tự bảo vệ lợi ích của chính Mỹ. Bởi vì ASIAN đã , đang là đối tác quan trọng của Mỹ .
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)