Một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng ở Công ty Xây dựng vàTrang trí nội thất Bạch Đằng
Đăng ngày 09-04-2013 Lúc 08:41'- 3349 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN  CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU  VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
TRONG DỰ THẦU XÂY DỰNG

I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN 

1.Thực chất của chế độ đấu thầu

Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới người ta có thể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu là: Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu. Trong đó, phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xâydựng cơ bản.
+ Đứng trên góc độ chủ đầu tư: đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu  đáp ứng được yêu cầu kinh tế kĩ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.
+ Đứng trên góc độ của nhà thầu: đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình.
+ Đứng trên góc độ quản lí nhà nước: đấu thầu là một phương thức quản lí thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu .
Từ những góc độ trên có thể thấy thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện:
- Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và nhà thầu (các đơn vị xây lắp )
- Cạnh tranh giữa các nhà thầu
Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu) bởi vì đấu thầu thực chất  là  một  hoạt  động  mua bán và ở đây người mua là chủ đầu tư và người bán là các nhà thầu.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán này khác với hoạt đông mua bán thông thường ở chỗ tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải giá thực tế) .Theo lí thuyết hành vi thì trong một vụ mua bán bao giờ người mua cũng cố gắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất ở chất lượng nhất định, còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể. Do đó, nảy sinh sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (các nhà thầu).Mặt khác, do hoạt động mua bán này lại diễn ra chỉ với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán (các nhà thầu) phải cạnh tranh với nhau để bán được những sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình.
Thứ hai, đấu thầu còn là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chon đơn vị thi công xây dựng (các nhà thầu). Phương pháp này đòi hỏi việc so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu phải diễn ra theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định .Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một nhà thầu đáp ứng tốt các yêu cầu  về công trình của chủ đầu tư.

2.Hình thức và nguyên tắc đấu thầu

2.1 Các điều kiện  của hoạt động đấu thầu.

Theo qui định tại qui chế đấu thầu ban hành theo nghị định 43/CP ngày 16-7 1996 và thông tư liên bộ số 2TT/LB ngày 25-2-1997 hướng dẫn thực hiện qui chế đấu thầu và mới nhất là nghị định số 88/1999NĐ-CP ngày 1-9-1999 của chính phủ về việc ban hành qui chế đấu thầu.Theo nghị định này, tất cả các dự án đầu tư và xây dựng phải tổ chức đấu thầu:
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)