Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng
Đăng ngày 09-04-2013 Lúc 08:31'- 12513 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
1.1  TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH
1.1.1 Tài sản cố định
Nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước ở Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm hình thành, củng cố, từng bước hoàn thiện. Song song với quá trình đó là sự xuất hiện và tác động ngày càng sâu sắc của hệ thống các quy luật kinh tế đặc trưng cho nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận trở thành mục tiêu rất cụ thể, rất thiết thực và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm cần có 3 yếu tố là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là các TSCĐ. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để được coi là TSCĐ thì các tư liệu lao động phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản về giá trị tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu, hai tiêu chuẩn này được quy định tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất định. Theo Quyết định 51/TTg ngày 21/01/1995 thì tư liệu lao động được coi là TSCĐ thì phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị trên 5.000.000 đ. Tuy nhiên, cũng có những tài sản còn thiếu một trong hai tiêu chuẩn trên nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng và xét trong một hệ thống gồm nhiều bộ phận liên kết với nhau cùng thực hiện một chức năng nào đó thì cũng vẫn được coi là TSCĐ.
Đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, trong quá trình đó hình thái vật chất (của TSCĐ hữu hình) và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi, song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận gía trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
Trong các doanh nghiệp, TSCĐ có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại lại có công dụng kinh tế, tính chất kỹ thuật và được sử dụng trong những điều kiện khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ doanh nghiệp cần tiến hành phân loại TSCĐ một cách khoa học. Thông thường có các phương pháp phân loại TSCĐ như sau:
Phương pháp thứ nhất: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
+ TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất
+ TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất
Phương pháp thứ hai: Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
+ TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp
+ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng: là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.
+ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: là các TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có quan hệ với doanh nghiệp.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)