Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm
Đăng ngày 08-04-2013 Lúc 01:53'- 3028 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
PHẦN I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN HOÁ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN - THỰC PHẨM
 
1. Khái quát về Nông sản - Thực phẩm, các khái niệm cơ bản:
* Tổ chức tiêu chuẩn hoá quản lý, ISO (mà cụ thể là ban kỹ thuật TC34) và uỷ ban tiêu chuẩn hoá quốc tế về thực phẩm - CAC là 2 tổ chức lớn nhất hiện nay tiến hành công tác tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực nông sản thực phẩm.
Nước ta là thành viên của ISO từ 1977. Từ đó đến nay công tác tiêu chuẩn hoá quốc tế nói chung và công tác tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực nông sản thực phẩm nói riêng không ngừng được đẩy mạnh bởi lẽ đây là con đường hiệu quả nhất, giúp chúng ta từng bước nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản và xuất khẩu. Hàng loạt tiêu chuẩn ISO đã được sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam như tiêu chuẩn trong lĩnh vực chè, cà phê...
Tuy nhiên do đặc tính quan trọng của hàng hoá nông sản, tổ chức lương thực thế giới FAO và tổ chức y tế thế giới - WHO đã phối hợp trong chương trình hỗn hợp FAO/WHO về công tác tiêu chuẩn hoá.
Để thực hiện chương trình này hai tổ chức trên đã thành lập uỷ ban tiêu chuẩn hoá quốc tế thực phẩm về CAC vào năm 1962 nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và an toàn, tin tưởng trong lưu thông thực phẩm. Hiện nay đây là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn có số thành viên đông nhất trong đó phần lớn là các nước đang phát triển.
Như đã trình bày ở trên Việt Nam là nước nông nghiệp thuộc khối các nước đang phát triển. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường với xu hướng tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước phát triển thì rất cần có sự hỗ trợ, quản lý của nhà nước mà cụ thể phải nói đến ở đây là công tác quản lý của nhà nước tỏng các lĩnh vực kinh tế nói chung và công tác tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực nông sản thực phẩm nói riêng. Vì đặc tính của hàng hoá Nông sản - Thực phẩm là rất quan trọng đối với người sản xuất và tiêu dùng. Mà đặc biệt đối với Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển, đang dần chuyển mình sang nền kinh tế thị trường vì vậy rất cần có sự quan tâm của nhà nước tới lĩnh vực này. Trước hết là để bảo vệ người tiêu dùng sau đó cũng có thể coi công tác tiêu chuẩn hoá dưới sự quản lý của nhà nước là một biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá nông sản - thực phẩm tăng khả năng cạnh tranh không những chỉ có thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.
* Các khái niệm cơ bản:
Để hiểu được các vấn đề có liên quan đến nông sản - thực phẩm chúng ta phải xem xét các khái niệm chung của nông sản - thực phẩm. Không phải dễ dàng có thể tách biệt được 2 khái niệm này bởi lẽ giữa nông sản và thực phẩm có quan hệ mật thiết với nhau.
- Nông sản là kết quả của quá trình lao động nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho quá trình chế biến thực phẩm.
- Thực phẩm là kết quả của hàng loạt các thao tác quy trình chế biến từ nông sản mà có được. Mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu ăn uống sinh sống của con người. Hơn nữa muốn xem xét nghiên cứu quá trình thực hiện công tác quản lý của nhà nước ra sao chúng ta cần phải thấy được vai trò của nông sản - thực phẩm đối với nền kinh tế và đối với con người.
Từ đó sẽ xem xét công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá nông sản - thực phẩm.
2. Vai trò và ý nghĩa của nông sản - thực phẩm
a) Vai trò.
 Lương thực - thực phẩm là nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người. Nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế cũng như mọi mặt của hoạt động văn hoá - xã hội. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới sự phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, đồng thời cũng rất quan tâm tới việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm tạo nên nhiều thực phẩm hàng hoá đảm bảo an ninh lương thực và tạo nên những sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu làm cơ sở vững chắc cho nền kinh tế quốc dân tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển sản xuất để tăng cường số lượng chúng ta cũng đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng, lương thực, thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống cho nhân dân và đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho người tiêu dùng và tương lai cho giống nòi.
Khác với nhiều loại hàng hoá khác lương thực, thực phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt. Nhờ có nó mà con người mới có thể sống, tồn tại và phát triển. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người, bởi vì hàng ngày ai cũng cần thức ăn và nước uống. Xã hội càng văn minh thì chất lượng thực phẩm cũng vì thế mà tăng lên không ngừng.
Trước đây Việt Nam chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nông dân làm ra nông sản với mục đích tự cung, tự cấp cho chính cuộc sống gia đình hoặc một phần được bán ra trong phạm vi không gian hẹp. Thực phẩm làm ra phần lớn ở dạng đơn giản, chủ yếu được chế biến trực tiếp trong các bếp gia đình.
b) Ý nghĩa
Trước đây Việt Nam chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nông dân làm ra nông sản với mục đích phục vụ cho chính cuộc sống của họ là chủ yếu cho nên họ không quan tâm đến công tác tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực này.
Bước sang nền kinh tế thị trường, để chuyển mình từng bước tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá. Muốn tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng hàng hoá nói chung và hàng hoá nông sản thực phẩm nói riêng cần phải có công tác quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực nông sản - thực phẩm.
Qua việc nghiên cứu thì thấy rằng công tác quản lý của nhà nước mà thực hiện tốt, tránh được mọi sai sót sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ nhất: Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản - thực phẩm trong nước, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thứ hai: Bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng và đảm bảo tin tưởng xác đáng trong việc lưu thông lương thực.
- Thứ 3: Kiện toàn tốt hơn nữa bộ máy quản lý của nhà nước bằng việc phân ngành quản lý trong từng lĩnh vực cụ thể. Tạo ra sự liên kết giữa các ngành, các bộ với nhau.
Tóm lại qua việc nghiên cứu vấn đề này sẽ cho chúng ta thấy được ý nghĩa của hàng hoá nông sản thực phẩm rất lớn trong nền kinh tế đất nước. Mà đặc biệt hơn nữa là phục vụ cho cuộc sống của con người ngày một nâng cao đáp ứng tốt hơn công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này tạo đà phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.
Vì thế người ta ít quan tâm tới việc tiêu chuẩn hoá thực phẩm như là một yếu tố quan trọng nhằm tạo nên nông sản hàng hoá và việc giáo dục tiêu chuẩn hoá trong xã hội cũng không cần được đặt ra.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu chúng ta từng bước tiến lên công nghiệp hoá. Nông nghiệp chuyển dần từ ngành sản xuất nông sản tự cấp, tự túc sang nông sản thực phẩm hàng hoá. Đây là một bước tiến quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Hiện nay nông sản - thực phẩm làm ra không chỉ lưu thông trên thị trường của một địa phương mà đã mở rộng ra nhiều nơi khác xa hơn.
Nhiều nông sản thực phẩm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước như: chè, cà phê, hạt điều, hạt tiêu rau quả, thuỷ sản, đặc biệt là gạo. Từ một nước luôn luôn thiếu lương thực chúng ta đã trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo điều đó đã tạo nên một khuôn mặt Việt Nam mới trên thị trường ngũ cốc thế giới.
Qua tìm hiểu các đặc trưng của hàng hoá nông sản - thực phẩm chúng ta thấy được vai trò của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội hết sức to lớn. Không những nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế của đất nước mà còn là một thứ "nguyên liệu" sống cho người dân. Hơn nữa trong thời đại ngày nay bất kỳ một sản phẩm nào muốn trở thành hàng hoá có chất lượng, có thị trường ổn định và có hiệu quả kinh tế cao đều phải quan tâm tới tiêu chuẩn hoá. Khi công tác quản lý của nhà nước đã đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản thực phẩm cũng có nghĩa là tiến thêm một bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)