Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật
Đăng ngày 08-04-2013 Lúc 10:11'- 5813 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
 
1.1 DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ VỊ TRÍ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.1 Doanh nghiệp xây dựng và phân loại doanh nghiệp xây dựng.
Theo khái niệm chung nhất , doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi sản phẩm , hàng hoá trên thị trường theo nguyên tắc tối đa lợi ích giữa các bên để đạt được mục đích của mình.
Như vậy doanh nghiệp xây dựng cũng là một tổ chức kinh tế , có tư  cách pháp nhân kinh doanh các sản phẩm đặc biệt ( sản phẩm có giá trị lớn , thời gian sản xuất dài ) trên thị trường xây dựng để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận.
Doanh nghiệp xây dựng hình thành trên cơ sở pháp lý của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định.
Trong kinh tế thị trường sự đa dạng , phong phú của loại hình doanh nghiệp xây dựng là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ta có thể chia doanh nghiệp xây dựng theo các tiêu thức sau :
- Theo quyền sở hữu đối với vốn của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp xây dựng Nhà nước, vốn kinh doanh do Nhà nước cấp.
Doanh nghiệp xây dựng tư nhân , vốn kinh doanh của chủ tư nhân.
Công ty xây dựng cổ phần , vốn kinh doanh của các cổ đông.
Công ty trách nhiệm hữu hạn về xây dựng, vốn kinh doanh của các thành viên thành lập doanh nghiệp.
Công ty liên doanh về xây dựng, vốn kinh doanh do các bên tham gia liên doanh đóng góp.
- Theo quy mô sản xuất kinh doanh:
Doanh nghiệp xây dựng có quy mô lớn : Các Tổng công ty xây dựng , Các Tập đoàn xây dựng.
Doanh nghiệp xây dựng có quy mô vừa : Các công ty xây dựng…
Doanh nghiệp xây dựng có quy mô nhỏ : Các doanh nghiệp xây dựng tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn về xây dựng.
Quy mô của doanh nghiệp xây dựng thường được đánh giá thông qua vốn đầu tư , tình hình trang bị TSCĐ  và số lượng lao động cho doanh nghiệp.
-Theo ngành kinh tế kỹ thuật trong xây dựng :
Doanh nghiệp xây dựng dân dụng
Doanh nghiệp xây dựng giao thông vận tải ….
-Theo cấp quản lý đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp xây dựng trung ương.
Doanh nghiệp xây dựng địa phương.
- Theo tính chất hoạt động ( mục đích của doanh nghiệp theo yêu cầu của xã hội hoặc cơ chế thị trường ).
Doanh nghiệp xây dựng phục vụ cho mục đích  công cộng.
Doanh nghiệp xây dựng vì mục tiêu lợi nhuận.
Việc phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, khái quát, trong thực tế các doanh nghiệp xây dựng hoạt động kinh doanh mang tính chất tổng hợp, đa ngành hoặc có sự đan xen nhau nhiều chủ sở hữu về vốn tạo lập doanh nghiệp.
Trên phương diện quản lý vĩ mô của một quốc gia , các doanh nghiệp xây dựng đều được thành lập theo phép của cơ quan có thẩm quyền , tổ chức quản lý hoạt động theo pháp luật quy định để đạt được mục đích của mình.
1.1.2. Vị trí của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân.
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua hàng ngàn năm , trong mỗi thời kỳ sự tồn tại của con người luôn gắn với các công trình kiến trúc để chứng tỏ sự văn minh  của thời ký đó. Do vậy nhu cầu về xây dựng là nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế , xã hội của mỗi quốc gia.
Ngày nay, sản xuất càng phát triển , phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì vị trí, vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân ngày càng được khẳng định. Nếu như  trong điều kiện kinh tế chưa phát triển , hoạt động xây dựng chỉ phục vụ cho các công trình nhỏ với hình thức đơn giản và kỹ thuật thô sơ. Khi nền kinh tế phát triển , xây dựng đã trở thành một ngành sản xuất vật chất quan trọng phục vụ cho nền kinh tế .
Các doanh nghiệp xây dựng cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội .Khi nền kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp xây dựng với số lượng lao động ít, trình độ thấp, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, chủ yếu xây dựng thủ công. Ngày nay với số lượng lao động dồi dào , trình độ tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng các phương pháp thi công tiên tiến, áp dụng các thành tựu khoa học vào xây dựng các công trình. Xuất phát từ thực tế, do vậy hầu như các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đủ sức đảm nhận thi công những công trình có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp trong và ngoài nước. Về mặt tổ chức quản lý sản xuất, các doanh nghiệp xây dựng ngày càng thay đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội. Từ  những doanh nghiệp nhỏ, phân tán, hoạt động trong phạm vi hẹp, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, đến nay đã hình thành những Tổng công ty, các Tập đoàn xây dựng có tính toàn quốc và xuyên quốc gia . Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào từng quốc gia , ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ , Anh , Pháp…chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ phát triển . Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp này tương đối gay gắt dẫn tới có sự chuyên môn hoá theo ngành xây dựng . Công nghệ xây dựng thế giới hiện nay thường tập trung vào xây dựng nhà cao tầng , xây dựng đường hầm và ngoài biển với các khoản chi phí đầu tư nghiên cứu tương đối lớn ở các nước đã và đang phát triển.
Ngành xây dựng ở bầt kỳ một quốc gia nào cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc nộp thuế cho ngân sách Nhà nước , thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Sau đây ta sẽ nghiên cứu vai trò của ngành xây dựng trong một số nước có nền kinh tế phát triển.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)