Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của VINACONEX
Đăng ngày 08-04-2013 Lúc 10:08'- 2945 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I
  NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NÓI RIÊNG
 
I. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.Khái niệm về Thương mại Quốc tế
Hoạt động thương mại Quốc tế xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 2 -3 sau công nguyên điển hình là "con đường tơ lụa". Những lái buôn chở hàng từ Châu Á(chủ yếu là tơ lụa nổi tiếng của Trung Quốc) bằng lạc đà vượt qua sang các nước Châu Âu và mua hàng hoá Châu Âu trở về để bán. Họ đã đi những bước đầu tiên trên con đường Thương mại quốc tế (TMQT). Qua năm tháng, hoạt động TMQT ngày càng phát triển.
Ngày nay, TMQT không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. TMQT một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn tính toán cái có thể thu được so với cái phải bỏ ra khi ham gia vào TMQT.
Như vậy, TMQT là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia dưới hình thức buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận tối đa.
2. TMQT - Một sự cần thiết khách quan
Từ lâu các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng các quốc gia cũng như các cá nhân không thể sống và lao động sản xuất riêng rẽ mà có đầy đủ mọi thứ được, mà phải có mối quan hệ và hợp tác với nhau thông qua những hoạt động kinh tế xã hội. Do đó một tất yếu khách quan là phải có TMQT mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và quy mô sản xuất ngày càng lớn.
Sự cần thiết của TMQT thể hiện qua một số điểm sau :
- Lý do cơ bản nhất là TMQT mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một số nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán.
- Về mặt kinh tế, TMQT đem lại nguồn thu nhập lớn cho mỗi quốc gia. Các quốc gia khai thác được cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của mình. Quốc gia lớn mạnh ngoài việc thu ngoại tệ còn củng cố ngày càng vững vị trí vốn đã chắc của mình trên thương trường. Quốc gia lạc hậu thì tiếp cận được khoa học kĩ thuật tiên tiến, học hỏi được phương thức quản lý mới, giả quyết công ăn việc làm cho người lao động,...
- TMQT ngày càng gắn liền với cạnh tranh gay gắt mà trung tâm cạnh tranh hướng vào hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng. Các quốc gia là các hệ thống kinh tế phụ thuộc nhau và mâu thuẫn nhau gay gắt vì chúng vừa có khuynh hướng bảo hộ vừa có khuynh hướng mở cửa. Muốn tồn tại các quốc gia phải tự nâng mình lên, sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng ngày càng cao mới đáp ứng được nhu cầu phong phú, đa dạng của con người.
Như vậy, TMQT là tất yếu khách quan, tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. 
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)