Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM
Đăng ngày 08-04-2013 Lúc 08:56'- 13685 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG 1: 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN.
I.              KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
1.            Khái niệm hoạt động xuất khẩu.
       Xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hoặc dịch vụ) cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán theo nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong mối quan hệ này.
        Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong  phân công lao động quốc tế. Việc trao đổi  hàng hóa mang lại lợi ích cho các quốc gia do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
        Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương,   đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động này diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện  từ sản xuất hàng tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất và cả công nghệ kỹ thuật cao. Dù ở lĩnh vực nào thì hoạt động xuất khẩu cũng đều nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia.
        Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
2.            Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
a.            Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia.
v  Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ  để  đảm bảo nhu cầu nhập khẩu.
        Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào 4 nhân tố đó là: vốn, công nghệ, nhân lực và tài nguyên. Song không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ cả 4 yếu tố này đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mô hình:
 
        Hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đều thiếu vốn thế nên họ không có cơ hội để nhập khẩu công nghệ hiện đại và không thể đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực do đó trình độ sản xuất của họ rất thấp. Ngược lại trình độ sản xuất thấp lại chính là nguyên nhân làm cho quốc gia này thiếu vốn. Vì vậy, đây chính là một vòng luẩn quẩn của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này buộc các quốc gia  này phải có vốn để nhập khẩu công nghệ tiên tiến mà trong nước chưa sản xuất được và nâng cao trình độ nguồn nhân lực qua đó nâng cao khả năng sản xuất. Nhưng một câu hỏi được đặt ra với các quốc gia là: Làm thế nào để có một lượng ngoại tệ cần thiết đáp ứng cho nhu cầu này? 
        Thực tiễn cho thấy, để có đủ một lượng ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu này các quốc gia có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính sau:
-       Nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.
-       Nguồn đầu tư nước ngoài.
-       Nguồn vay nợ, viện trợ.
-       Nguồn từ các dịch vụ thu ngoại tệ  như dịch vụ ngân hàng , du lịch.
        Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển chậm lại như hiện nay thì các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc  huy động được nguồn vốn từ các hoạt động  đầu tư, vay nợ, viện trợ và các dịch vụ thu ngoại tệ. Thêm vào đấy, với các nguồn vốn này các quốc gia phải chịu những thiệt thòi và những ràng buộc về chính trị nhất định. Vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà các quốc gia này có thể trông chờ là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. 
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)