Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay
Đăng ngày 06-05-2012 Lúc 02:05'- 8027 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I
TƯ TƯỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ
 
I. Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử
1. Khổng Tử - Nhà quản lý xuất sắc
Khổng Tử là một nhân vật lớn có ảnh hưởng tới diện mạo và sự phát triển của một số dân tộc. Ở tổ quốc ông, Khổng học có lúc bị đánh giá là hệ tư tưởng bảo thủ của (những người chịu trách nhiệm rất nhiều về sự trì trệ về mặt xã hội của Trung Quốc”. Ở những nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor... Khổng Giáo lại được xem xét như một nền tảng văn hoá tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá các quốc gia theo mô hình xã hội “ổn định, kỷ cương và phát triển”.
Sự đánh giá về Khổng Tử rất khác nhau, trước hết là vì những mập mờ của lịch sử. Ông sống cách chúng ta hơn 2 nghìn năm trăm năm và sau ông có rất nhiều học trò, môn phái phát triển hệ tư tưởng nho giáo theo nhiều hướng khác nhau. Có khi trái ngược với tư tưởng của thầy. Ở Trung Quốc vai trò của ông đã nhiều lần thăng giáng theo quan điểm và xu hướng chính trị, song đến nay, ông vẫn lại được đánh giá cao, UNESCO đã thừa nhận ông là một “danh nhân văn hoá thế giới”.
Việc tách riêng từng khía cạnh trong cái tài năng đa dạng và thống nhất của ông đã tìm ra một Khổng Tử là nhà tư tưởng lớn về Triết học, chính trị học, đạo đức học và giáo dục học. Trong các lĩnh vực đó thật khó xác định đâu là đóng góp lớn nhất của ông. Có thể nhận định rằng, tầm vóc của Khổng Tử lớn hơn khía cạnh đó cộng lại, và sẽ là khiếm khuyết nếu không nghiên cứu ông như một nhà quản lý.
Nếu thống nhất với quan niệm nhà quản lý là nhà lãnh đạo của một tổ chức, là người “thực hiện công việc của mình thông qua những người khác thì Khổng Tử đúng là người như vậy.
2. Khổng Tử  - nhà tư tưởng quản lý của thuyết Đức trị
Sống trong một xã hội nông nghiệp, sản xuất kém phát triển vào cuối đời Xuân Thu, đầy cảnh “đại loạn” và “vô đạo”, bản thân đã từng làm nhiều nghề “bỉ lậu” rồi làm quan cai trị, Khổng Tử nhận thức được nhu cầu về hoà bình, ổn định, trật tự và thịnh vượng của xã hội và mọi thành viên.
Khác với Trang Tử coi đời như mộng, kiếp người phù du chỉ cốt “toàn sinh” cho bản thân, Khổng Tử là một người “nhập thể” và luôn trăn trở với chuyện quản lý của xã hội theo cách tốt nhất. Song, ông không phải là một nhà cách mạng từ dưới lên, ông chỉ muốn thực hiện những cải cách xã hội từ trên xuống, bằng con đường “Đức trị”.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)