Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp
Đăng ngày 19-11-2012 Lúc 04:48'- 1899 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu

CH­ƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CÔNG TÁC  KẾ TOÁN

NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

 
Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là phải có đối tượng lao động. Vật liệu là một đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bông trong doanh nghiệp dệt... dưới sự tác động của con người . Quản lý và hạch toán vật liệu là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính. Nó có vai trò tích cực trong điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế sản xuất của doanh nghiệp
    Khác với tư liệu lao động, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới sự tác động của lao động, chúng dịch chuyển một lần toàn bộ giá trị và giá trị sản phẩm mà nó tạo ra, hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra một hình thái vật chất mới của sản phẩm.

1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

1.1.1. Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất :

Trong quá trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí để tạo ra sản phẩm, do đó vật liệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Xuất phất từ tầm quan trọng trên, việc giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm mức tiêu hao vật liệu trong quá trình sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó sẽ làm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời với một lượng chi phí vật liệu không đổi có thể làm ra đựơc nhiều sản phẩm, tức là hiệu quả đồng vốn được nâng cao.
          Để có được nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thì nguồn chủ yếu là thu mua. Do đó, ở khâu này đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng, qui cách, chủng loại, giá mua, chi phí thu mua và cả tiến độ về thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở khâu bảo quản dự trữ, doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản và xác định được định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại nguyên vật liệu để giảm bớt hư hỏng, hao hụt mất mát đảm bảo an toàn, giữ được chất lượng của nguyên vật liệu.
Ở khâu sử dụng, phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    Tóm lại vật liệu là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và tạo được uy tín trên thị trường thì nhất định phải tổ chức tốt khâu quản lý vật liệu.

1.1.2 Vai trò của kế toán nguyên vật liệu:

Vật liệu là một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ngoài ra nó là bộ phận quan trọng trong tổng số tồn kho ở doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vật liệu là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của công tác quản lý kinh doanh.
Vật liệu là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nếu quản lý và sử dụng tốt sẽ tạo ra cho các yếu tố đầu ra những cơ hội tốt để tiêu thụ. Chính vì vậy trong suốt quá trình luân chuyển, việc giám đốc chặt chẽ số lượng vật liệu mua vào, xuất dùng để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu về kỹ thuật, giá trị đã đề ra đòi hỏi  cán bộ kế toán vật liệu phải thực hiện những nhiệm vụ đó, đó là:
-Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, nhập - xuất - tồn kho vật liệu, tình hình luân chuyển vật tư hàng hoá cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của vật liệu đã thu mua, nhập và xuất kho doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thu mua vật liệu về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời chủng loại vật liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho qúa trình sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
-Áp dụng đúng đắn các phương pháp và kỹ thuật hạch toán hàng tồn kho, mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép phản ánh, phân loại, tổng hợp số liệu... về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
-Tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, tính toán xác định chính xác số lượng giá trị vật liệu cho các đối tượng sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-Tham gia kiểm kê đánh giá lại hàng tồn kho theo đúng chế độ nhà nước quy định, lập các báo cáo về vật liệu phục vụ cho công tác quản lý và lãnh đạo, tiến hành phân tích đánh giá vật liệu ở từng khâu nhằm đưa ra đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý.

1.1.3 Phân loại và đánh giá vật liệu:

 * Phân loại vật liệu:
     Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau với nội dung kinh tế và tính năng lý hóa học khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán với từng thứ, loại vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Phân loại vật liệu là việc sắp xếp vật liệu có cùng một tiêu thức nào đó vào một loại. Đối với vật liệu căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, vật liệu được chia thành các loại sau:
-Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể của sản phẩm như: sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí; bông trong các nhà máy sợi, gạch, ngói, xi măng trong xây dựng cơ bản; hạt giống, phân bón trong nông nghiệp, vật liệu kết cấu trong xây dựng cơ bản.Nguyên liệu cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm hàng hoá.
-Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công cụ dụng cụ hoạt động bình thường như: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu nhờn,
-Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt...
-Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết phụ tùng máy móc để sửa chữa và thay thế cho máy móc thiết bị sản xuất...
-Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.
-Vật liệu khác: Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định.
     Trên thực tế việc sắp xếp vật liệu theo từng loại như đã trình bày ở trên là căn cứ vào công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu ở từng đơn vị cụ thể, bởi vì có thứ nguyên vật liệu ở đơn vị này là nguyên vật liệu chính, nhưng ở đơn vị khác lại là vật liệu phụ... Cách phân loại trên là cơ sở để xác định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
* Đánh giá vật liệu:
     Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị của nguyên vật liệu ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định.
 Theo chuẩn mực 02-Hàng tồn kho thì vật liệu phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc giá gốc.
- Nguyên tắc thận trọng
- Nguyên tắc nhất quán.
- Sự hình thành trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Đánh giá vật liệu theo giá thực tế:
* Giá thực tế nhập kho:
     Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được phản ánh theo từng nguồn nhập:
+Nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật tư, trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do không đúng qui cách, phẩm chất.
-Với cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá mua là giá chưa có thuế giá trị gia tăng
-Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc sử dụng cho các mục đích phúc lợi, các dự án… thì giá mua bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (là tổng giá thanh toán).
+Giá thực tế của nguyên vật liệu tự chế biến bao gồm giá thực tế nguyên liệu, vật liệu chế biến và chi phí chế biến.
+Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến bao gồm giá thực tế của nguyên liệu,vật liệu xuất chế biến, chi phí vận chuyển nguyên liệu, vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về đơn vị, tiền thuê ngoài gia công, chế biến( theo hợp đồng gia công ).
+Nhập nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh:Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do hội đồng liên doanh thỏa thuận cộng các chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận nguyên vật liệu
+ Nhập nguyên vật liệu do được cấp: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá được ghi trên biên bản giao nhận cộng các chi phí phát sinh khi nhận.
+ Nhập nguyên vật liệu do được biếu tặng tài trợ: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá hợp lý cộng các chi phí hợp lý phát sinh khi nhận.
·        Giá thực tế xuất kho: 
Nguyên vật liệu nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm từng doanh nghiệp về yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Nếu có thay đổi phải giải 
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)