Một số vấn đề về bản chất, đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán
Đăng ngày 20-10-2012 Lúc 03:36'- 1826 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
Kế toán pháp là phương pháp đo lường và tính toán cho quản lý và các đối tượng khác quan tâm các thông tin kinh tế, tài chính; Giúp cho các đối tượng này đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
-                  Vai trò của kế toán: có tác dụng cung cấp thông tin cho các đối tượng sau
+        Các nhà quản trị doanh nghiệp.
+        Các nhà đầu tư.
+        Những người cung cấp tín dụng.
+        Các cơ quan quản lý của Nhà Nước.
+        Các đối tượng khác, như: nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, ...
-                  Nhiệm vụ:
+                    Ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, một đơn vị nên chứng từ.
+                    Phân loại, tập hợp các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tượng.
+                    Khoá sổ kế toán.
+                    Ghi các bút toán điều chỉnh hay kết chuyển cần thiết.
+                    Lập báo cáo kế toán.
2. Đối tượng.
-                  Tài sản (tài sản có): là toàn bộ những thứ hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp đang quản lý và nắm quyền với mục đích thu được lợi ích trong tương lai.
Bao gồm 2 loại chính là: TSLĐ và TSBĐ.
-      Nguồn vốn (tài sản nợ): phản ánh nguồn hình thành nên các tài sản có trong doanh nghiệp , gồm 2 nguồn: NVCSH và Công nợ phải trả.
-      Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
-      Các mối quan hệ kinh tế, pháp lý: å tài sản có = å tài sản nợ, ...
3. Hệ thống phương pháp nghiên cứu của kế toán.
                                    Phương pháp chứng từ.
                                    Phương pháp tính giá.
                                    Phương pháp đối ứng tài khoản.
                                    Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.
 
II. TÀI KHOẢN VÀ PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN.
1. Khái niệm và nguyên tắc ghi TK.
-                  TK là một “bảng kê” nhằm theo dõi theo thời gian và hệ thống để phản ánh một cách thường xuyên và liên tục các đối tượng của kế toán theo nội dung kinh tế.
-                  Tài khoản thực tế là các cuốn sổ hay trang sổ có nhiều cột. Tuy nhiên về mặt lý thuyết có thể mô hình hoá TK theo hình thức chữ  T.
 Tên TK
                                    Nợ                               Có
 
Như vậy TK bao gồm 3 yếu tố:
                              Tên TK
                              Bên trái   : bên nợ
                              Bên phải : bên có
-                  Nguyên tắc xây dựng TK:
+        Phải có nhiều loại TK khác nhau để phản ánh được TS có, TS nợ và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
+        Kết cấu của TK TS có phải ngược với kết cấu của TK TS nợ.
+        Số tăng trong kỳ phải phản ánh cùng bên với SDĐK và số phát sinh giảm được ghi ở phần đối diện.
+        TK TS có SD luôn ở bên nợ.
+        TK TS nợ SD luôn ở bên có.
-      Nguyên tắc ghi TK:
+        Trong mỗi TK các khoản tăng được tập hợp về một bên, còn bên kia tập hợp số giảm.
+        Ghi nợ hay có 1 TK nghĩa là ghi một số tiền vào bên nợ hay bên có.
+        SD của TK là phần chênh lệch giữa bên nợ và bên có.
2. các quan hệ đối ứng TK.
                                    TS có ­ - TS có ¹ ¯.
                                    TS nợ ­ - TS nợ ¹ ¯.
                                    TS có ­ - TS nợ ­.
                                    TS có ¯ - TS nợ ¯.
3. Nguyên tắc ghi sổ kép.
            Là ghi số tiền ở một nghiệp vụ phát sinh vào bên nợ của TK này, đồng thời ghi vào bên có của 1 hay nhiều TK ¹ và ngược lại. Thực chất là ghi nợ TK này với ghi có TK ¹ với số tiền = nhau.
            Trước khi ghi kép vào TK, để tránh nhầm lẫn KT căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã ghi trên chứng từ để ĐK (là việc st tính chất của nghiệp vụ và xác định nghi nợ TK nào; ghi có TK nào và với số tiền là bao nhiêu?).
ĐK bao gồm ĐK giản đơn liên quan (là ĐK chỉ liên quan đến 2 TK) và ĐK phức tạp.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)