Kế toán nguyên vật liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Công ty 22 BQP
Đăng ngày 15-10-2012 Lúc 11:42'- 2174 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
 
I.  KHÁI NIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU:
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá như:cát,sỏi trong doanh nghiệp xây lắp; vải trong doanh nghiệp may mặc ; rau quả trong doanh nghiệp chế biến thực phẩm...,là tài sản dự trữ của doanh nghiệp phục vụ sản xuất.
+) Trong quá trình sản xuất, Nguyên vật liệu được bao gồm cấc yếu tố được đưa vào phục vụ quá trình vận hành chung, chịu sự tác động gián tiếp của con người thông qua tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm : bột mì, trứng, sữa... để sản xuất ra bánh các loại hoặc có thể tham gia gián tiếp :các loại dầu, mỡ bôi trơn ,phụ tùng thay thế.. phục vụ cho sự hoạt động liên tục và bình thường của máy móc ,thiết bị,,giảm thiệt hại do ngừng sản xuất ra.
+)Trong quá trình tác động của lao động về mặt hiện vật ,Nguyên vật liệu hoặc bị hao mòn toàn bộ như:nhiên liệu, chất đốt... hoặc chỉ thay đổi hình thái vật chất ban đầu như: mía để sản xuất đường ... hoặc vẫn giữ nguyên trạng thái vật chất ban đầu như : vải để sản xuất quần ,áo....
Như  vậy , Nguyên vật liệu được thể hiện dưới hình thái vật hoá có nghĩa là nó tồn tại ở trạng thái vật chất cụ thể ,có thể  sờ ,mó cảm nhận bằng trực quan .Nhờ đó có thể cân, đo ,đong ,đếm được nên Nguyên vật liệu và sự biến động của nó được kiểm soát thường xuyên bằng việc kiểm kê xác định số lượng thông qua các đơn vị đo lường.
II.PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU:
Vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại,nhiều thứ,có vai trò ,công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.Trong điều kiện đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại vật liệu thì mới có tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán vật liệu.
Trong thực tế quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, đặc trưng thông dụng nhất để phân loại vật liệu và vai trò,tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất và yêu cầu quản lý.Theo đặc trưng này,vật liệu được chia thành các loại sau:
-Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công, chế biến cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm “ kể cả bán thành phẩm mua vào”
-Nguyên vật liệu phụ:là những nguyên vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc ,mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc đẻ sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật,phục vụ cho lao động công nhân viên chức.
-Nhiên liệu:Về thực chất nhiên liệu là một loại nguyên vật liệu phụ nhưng nó được tách ra thành  một loại vật liệu riêng biệt vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, mặt khác nó có yêu cầu quản lý kỹ thuật hoàn toàn khác với vật liệu thông thường.Nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nó có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí như than,khí đốt...
-Phụ t          ùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế ,sử chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải...
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : là thiết bị (cần lắp và không cần lắp, vật kết cấu, công cụ ...) mà doanh nghiệp mua vào để đầu tư cho xây dựng cơ bản.
-Phế liệu : là các loại nguyên vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dung hay bán ra ngoài.
-Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu chưa kể đến ở trên như bao bì, vật đóng gói,các loại vật tư đặc trưng.
Hạch toán theo cách phân loại trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu .Để đảm bảo thuận tiện ,tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán về số lượng , giá trị từng loại nguyên vật liệu ,trên cơ sở cách phân loại này, các doanh nghiệp sẽ chi tiết mỗi loại nguyên vật liệu trên theo từng nhóm, từng thứ nguyên vật liệu căn cứ vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp.
Ngoài cách phân loại phổ biến trên,các doanh nghiệp có thể phân loại nguyên vật liệu theo nhiều cách khác nữa.Mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa riêng và nhằm phục vụ các yêu cầu quản lý khác nhau.
  Theo nguồn hình thành,vật liệu bao gồm:
       -Vật liệu mua ngoài
       -Vật liệu sản xuất
       -Vật liệu từ các nguồn khác như:nhận cấp phát ,góp vốn liên doanh, biếu,tặng thưởng...
Cách phân loại này tạo tiền đề cho viẹc quản lý và sử dụng riêng các loại nguyên vật liệu từ các nguồn nhập khác nhau, do đó đánh giá được hiệu quả sử dụng vật liệu trong sản xuất.Hơn nữa ,còn đảm bảo việc phản ánh nhanh chóng ,chính xác số hiện có và tình hình biến động từng loại nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp .Nhưng cách phân loại này không phản ánh chi tiết được từng loại nguyên vật liệu.
  Theo quyền sở hữu vật liệu bao gồm:
     -Vật liệu tự có
     -Vật liệu nhận gia công hoặc giữ hộ
      Cách phân loại này là cơ sở để doanh nghiệp theo dõi nắm bắt tình hình hiện có của vật liệu ,từ đó lên kế hoạch thu mua ,dự trự vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
 Theo mục đích và nơi suqr dụng nguyên vật liệu,gồm:
     -Vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất
     -Vật liệu dùng cho nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp ,tiêu thụ sản phẩm...
      Với cách phân loại này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tình hình sử dụng vật liệu tại các bộ phận và cho các nhu cầu khác từ đó điều chỉnh, cân đối cho phù hợp với kế hoạch sản xuất,tiêu thụ...
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)