Tiểu luận: Kinh tế thị trường
  • Tiểu luận: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 10 Lượt xem
  • Mã tài liệu: KC178
  • Số trang: Liên hệ
  • Hiện nay, mô hình kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả nhất trong việc phát triển kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Mô hình này không chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng mới sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay. Và có những thành tựu mà chúng ta đã đạt được cũng như...

PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU

 Hiện nay, mô hình kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả nhất trong việc phát triển kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Mô hình này không chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng mới sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay. Và có những thành tựu mà chúng ta đã đạt được cũng như có những khó khăn, những vấn đề gặp phải cần được giải quyết trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới. Điều này rất đáng được quan tâm.
Chúng ta cần hiểu rõ về tình hình kinh tế nước ta và tình hình kinh tế của thế giới. Nhất là đối với sinh viên khi nghiên cứu về kinh tế thì đề tài này giúp cho chúng ta trả lời được những câu hỏi: "Phải chăng mỗi một quốc gia muốn có được tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động cao, muốn sản xuất ra nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội thì nhất thiết phải sử dụng mô hình kinh tế thị trường ?", "Vì sao mô hình kinh tế thị trường lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?", "Kinh tế thị trường hình thành và phát triển như thế nào?", "Kinh tế thị trường bao gồm những nhân tố nào cấu thành nên và hoạt động của nó ra sao?", "Bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam ra đời và quá trình hoạt động của nó diễn ra như thế nào?", "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm gì giống và khác so với nền kinh tế thị trường của các nước khác trên thế giới?"…
Đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu được thêm về bản chất, tính chất cũng như nguồn gốc hình thành của nền kinh tế . Ngoài ra còn giúp cho chúng ta biết thêm được về thực tế, những nhân tố, những quy luật nào tác động đến kinh tế thị trường. Điều đó thực sự bổ ích và nó sẽ luôn hỗ trợ cho chúng ta trong quá trình học tập, nghiên cứu và nâng cao kiến thức, tích luỹ được của bản thân. Từ đó giúp cho chúng ta có được cái nhìn tổng quát hơn, thực tế hơn và nó dần hình thành cho chúng ta một tư duy phân tích lôgic về những hiện tượng kinh tế xã hội xẩy ra hiện nay.
Đó chính là lý do mà em chọn đề tài này, đề tài: "Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam"


 
PHẦN B: NỘI DUNG

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm kinh tế thị trường là gì?
Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua - bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường( người bán cần tiền, người mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị trường) thì nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội trong đó, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vào việc kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của thị trường.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình phát triển sản xuất xuất hiện đều được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua bán, là hàng hóa.
Ngoài ra khi nói về khái niệm về kinh tế thị trường thì chúng ta còn có thêm hai quan điểm khác nhau nữa được đưa ra trong hội thảo về "kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa" do hội đồng lý luận trung ưng tổ chức:
Một là, xem "Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hóa làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu; lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là phương thức tổ chức vận hành kinh tế - xã hội, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu là do người sử dụng nó". Theo quan điểm này, kinh tế thị trường là vật "trung tính", là "công nghệ sản xuất" ai sử dụng cũng được.
Hai là, xem "Kinh tế thị trường " là một loại kinh tế - xã hội - chính trị, nó in đậm dấu ấn của lực lượng xã hội làm chủ thị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động đó, có sự tác động lẫn nhau của các chủ thể hoạt động. Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không chỉ phải cá nhân riêng lẻ, đó còn là những tập đoàn xã hội, những giai cấp. Sự tác động qua lại của các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này, tầng lớp hay giai cấp này; có hại cho tầng lớp, giai cấp khác.
Tóm lại: Kinh tế thị trường là một trong những phương thức tồn tại của nền kinh tế mà trong đó các quan hệ kinh tế đều được biểu hiện thông qua quan hệ hàng hoá - thị trường. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá và vì thế nó hoàn toàn khác với kinh tế tự nhiên - là nền kinh tế quan hệ dưới dạng hiện vật, chưa có trao đổi.
2. Tính quy luật và sự hình thành kinh tế thị trường
Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với quá trình xã hội hoá sản xuất thông qua các quá trình sau:
          a) Tổ chức phân công và phân công lại lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá lao động và theo đó là chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau
Do có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một thứ hoặc một vài thứ sản phẩm. Song nhu cầu của họ lại bao hàm nhiều thứ khác nhau, để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cần có sự trao đổi sản phẩm giữa họ với nhau
Tổ chức xã hội hoá của sản xuất thể hiện ở chỗ do phân công lao động xã hội, nên sản phẩm của người này trở nên cần thiết cho người khác, cầu cho xã hội
Sự phân công lao động diễn ra trong nội bộ ngành; trong các ngành với nhau
Do sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, mối liên hệ giữa các phân xưởng, giữa các công đoạn trong nội bộ xí nghiệp ngày càng mật thiết, tinh vi hơn. Điều đó cho thấy tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng xã hội hoá
Cách mạng khoa học - công nghệ sau chiến tranh đã đẩy quá trình phân công xã hội tư bản và chuyên môn hoá lên đến trình độ sâu rộng chưa từng thấy. Hình thành sự phân công giữa các bộ phận lấy thành quả khoa học làm cơ sở, làm cho chuyên môn hoá sản phẩm ngày càng sâu sắc, hình thành chuyên môn hoá linh kiện, chuyên môn hoá công nghệ, chuyên môn hoá kỹ thuật, bảo dưỡng thiết bị và hậu cần sản xuất. Liên hệ kinh tế  giữa các xí nghiệp ngày càng mật thiết, làm tăng cường tính phụ thuộc lẫn nhau, quá trình sản xuất của xí nghiệp cá biệt hoàn toàn dung hợp thành một quá trình sản xuất thống nhất
Chuyên môn hoá ngày càng phát triển thì quan hệ hợp tác giữa các xí nghiệp, các khu vực ngày càng mật thiết, hiệp tác trao đổi thương phẩm trên thị trường phát triển thành quan hệ hiệp tác ngày càng bền vững
Phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất trên thế giới cũng mở rộng nhanh. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, các nước ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau, lệ thuộc vào nhau, sự giao lưu tư bản, trao đổi mậu dịch ngày càng phong phú
b) Đa dạng hoá các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Sở hữu là hình thức xã hội lịch sử nhất định của sự chiếm hữu
Các hình thức sở hữu: Hình thức đầu tiên là công hữu, sau đó do sự phát triển của lực lượng sản xuất, có sản phẩm dư thừa, có kẻ chiếm làm của riêng, xuất hiện tư hữu. Đó là hai hình thức sở hữu cơ bản thể hiện ở mức độ, quy mô và phạm vi sở hữu khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và lợi ích của chủ sở hữu chi phối. Chẳng hạn, công hữu thể hiện thông qua sở hữu của nhà nước, sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân thể hiện ở tư bản tư hữu lớn, tư hữu nhỏ. Ngoài ra còn có hình thức sở hữu hỗn hợp. Nó phát sinh tất yếu do yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất cũng như quá trình xã hội hoá nói chung đòi hỏi. Đồng thời, nhằm thoả mãn nhu cầu, lợi ích ngày càng tăng và khắc phục sự bất lực, yếu kém của chủ thể kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sở hữu hỗn hợp hình thành thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết tự nguyện, phát hành mua bán cổ phiếu
Sở hữu nhà nước: là hình thức sở hữu mà nhà nước là đại diện cho nhân dân sở hữu những tài nguyên, tài sản, những tư liệu sản xuất chủ yếu và những của cải của đất nước. Sở hữu nhà nước nghĩa là nhà nước là chủ sở hữu, còn quyền sử dụng giao cho các tổ chức, đơn vị kinh tế và các cá nhân để phát triển một cách hiệu quả nhất
Sở hữu tập thể: là sở hữu của những chủ thể kinh tế (cá nhân người lao động) tự nguyện tham gia. Sở hữu tập thể biểu hiện ở sở hữu tập thể các hợp tác xã trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải,…. ở các nhóm, tổ, đội và các công ty cổ phần
Sở hữu hỗn hợp: là hình thức phù hợp, linh hoạt và hiệu quả trong thời kì quá độ. Mỗi chủ thể có thể tham gia một hoặc nhiều đơn vị tổ chức kinh tế, khi thấy có lợi
Sở hữu tư nhân của sản xuất nhỏ: là sở hữu về tư liệu sản xuất của bản thân người lao động. Chủ thể của sở hữu này là nông dân, cá thể, thợ thủ công, tiểu thương. Họ vừa là chủ sở hữu đồng thời là người lao động. ở quy mô và phạm vi rộng hơn là tư hữu của tiểu chủ, chủ trang trại có lao động
Sở hữu tư nhân tư bản: là hình thức sở hữu của các nhà tư bản vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế
c) Quá trình tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ làm xuất hiện các thị trường mới
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy sự xã hội hàng loạt ngành nghề mới và làm cho những ngành nghề cũ được cải tạo. Cuộc cách mạng làm cho cơ cấu ngành nghề của các nước có sự thay đổi lớn. Trong thời kì kinh tế tăng trưởng nhanh sau chiến tranh, công nghiệp hoá dầu là tổ hợp ngành nghề mới, có tác dụng quan trọng. Ngày nay những ngành nghề mới xuất hiện nhờ có sự phát triển sâu sắc của cách mạng khoa học - công nghệ đã không chỉ có một hai ngành mà xuất hiện hàng loạt ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp quang học, công nghiệp nguyên tử, công nghiệp sinh vật, công nghiệp chế biến, công nghiệp tầu vũ trụ….. phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện các tổ hợp ngành nghề mới, các ngành nghề cũ không bị xoá bỏ, mà được cải tạo một cách triệt để. Việc sử dụng rộng rãi máy dệt không có thoi, đầu máy hơi nước, sự phát triển rộng rãi của lò luyện thép điện và đúc gang thép liên hoàn, sự tăng vọt của hệ thống máy công cụ điều khiển và người máy công nghiệp…
Mặt khác cách mạng khoa học - công nghệ còn tạo ra một loạt thị trường mới như: thị trường công nghệ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài chính tiền tệ…Tất cả những thị trường này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, và sự phát triển của chúng đều phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học - công nghệ
d) Sự phát triển phân công và trao đổi ở phạm vi quốc tế.
Do phân công lao động nên mỗi người chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm nhất định. Song nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi người cần có nhiều loại sản phẩm. Vì vậy, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hoá.
Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, làm cho họ tách biệt với nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó, người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau
Khi cách mạng công cụ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển thì sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp mới ra đời thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế và hệ thống giao thông vận tải phát triển đồng bộ. Sự phát triển đó phá vỡ tính tự cấp,tự túc, mở rộng thị trường giao lưu, trao đổi hàng hoá không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên thị trường khu vực và thế giới. Lúc này nhu cầu tiêu dùng của dân cư không chỉ được đáp ứng bằng năng lực sản xuất của từng quốc gia riêng lẻ, mà còn được cung cấp từ các nước khác trên thế giới và khu vực
Mặt khác con người phải tìm các biện pháp khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên bằng cách giao thương, trao đổi, mua bán hàng hoá tiêu dùng và các loại tài nguyên khoáng sản nhằm khai thác nguồn lực dư thừa của các nước để khắc phục tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn lực của nước mình. Những yếu tố này tạo nên xu thế tất yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bởi vì trên thế giới không có một quốc gia nào có đầy đủ các yếu tố nguồn lực để tự mình xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững
Như vậy toàn cầu hoá kinh tế nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm và phân bố tài nguyên không đều, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao và số lượng dân cư ngày một nhiều. Nhưng nhiệm vụ đó chỉ được diễn ra khi mà khoa học - công nghệ và lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập73
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay5,908
  • Tháng hiện tại269,698
  • Tổng lượt truy cập1,193,239
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây