Tiểu luận: Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  • Tiểu luận: Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

     

  • Đăng ngày 10-07-2024 11:19:16 AM - 92 Lượt xem
  • Mã tài liệu: T012
  • Số trang: Liên hệ
  • Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là qui luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tơí nền kinh tế. Sự tổng hoà mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển kéo theo một quan hệ sản xuất phát triển. Nói cách khác Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp...

II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
KHÁI NIỆM VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

A/ KHÁI NIỆM VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT:
1/ Lực lượng sản xuất:
Để tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật chất và kỹ thuật nhất định. Tổng thể các nhân tố đó là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình thực hiện sản xuất xã hội con người trinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình suức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hội đảm bảo sự phát triển của con người.
Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và kỹ năng lao động và tư liệu sản xuất. Trong quá trình sản xuất công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất thì tư liệu lao động được hoàn thiện nhằm đạt được năng suất lao động cao. Còn trong tư liệu lao động tức là tất cả các yếu tố vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất linh hoạt nhất. Bởi vậy khi công cụ lao động đã đạt đến trình độ tin học hoá được tự động hoá thì vai trò của nó lại càng quan trọng. Trong mọi thời đại công cụ sản xuất luôn là yếu tố đông nhất của lực lượng sản xuất. Chính sự chuyển đổi cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây lên những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Trình độ phát triển công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Tuy nhiên LêNin viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động” có thể cói yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người. Trong thời đại ngày nay khoa học đã phát triển tới mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và đời sống nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là ngành sản xuất riêng vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đem lại thay đổi về chất cho lực lượng sản xuất.
Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất nó hoàn toàn có thể coi là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
2/ Khái niệm về quan hệ sản xuất:
Để tiến hành quá trình sản xuất nhất định con người phải có mối quan hệ với nhau. Tổng thể những mối quan hệ này gọi là quan hệ sản xuất. Nói cách khác quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất.
Trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình con người dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì những quan hệ nhất định với nhau để trao đổi hoạt động sản xuất cũng như kết quả lao động những quan hệ sản xuất này mang tính tất yếu. Như vậy quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai. Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đã là vấn đề có tính quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động xã hội.
Với tính chất là những quan hệ kinh tế khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất của đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là cơ sở của đời sống xã hội.
Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt:
- Quan hệ sở hữu về tư liêu sản xuất tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất – Biểu hiện thành chế độ sở hữu. trong hệ thống các quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác.
Trong các hình thái kinh tế xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch sử đã được chứng kiến sự tồn tại của 2 loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Sở hữu công cộng là loại hình mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của cộng đồng. Do tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đồng nên các quan hệ xã hội trong sản xuất và trong đời sống xã hội nói chung trở thành quan hệ hợp tác giúp đỡ nhau. Ngược lại trong các chế độ tư hữu do tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay một số người nên của cải xã hội không thuộc về số đông mà thuộc về một số ít người các quan hệ xã hội do vậy bất bình đẳng.
- Quan hệ tổ chức và quản lý kinh doanh sản xuất: Tức là quan hệ giưuã người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất các quan hệ về mặt tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách quy mô tốc độ hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất cụ thể đi ngược lại các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội.
Quan hệ phân phối sản xuất sản phẩm tức là quan hệ chặt trẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu qủa tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nâng cao phúc lợi cho người lao động. Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức quản lý,trong hệ thống quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãn sự phát triển của xã hội
Nêu xét riêng trong phạm vi một quan hệ sản xuất nhất định thì tính chất sở hữu quyết định tính chất của quản lý và phân phối. Mặt khác trong mỗi hình thái kinh tế xã hội nhất định quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chi phối các quan hệ sản xuất khác, ít nhiều cải biến chúng để chẳng những chung không đối lập mà phục vụ đắc lực cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế xã hội mới.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập50
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay5,594
  • Tháng hiện tại294,851
  • Tổng lượt truy cập1,218,392
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây