Tiểu luận: Phân tích Lực lượng sản xuất qua ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản
  • Tiểu luận: Phân tích Lực lượng sản xuất qua ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản

     

  • Đăng ngày 10-07-2024 11:19:16 AM - 91 Lượt xem
  • Mã tài liệu: KC142
  • Số trang: Liên hệ
  • Xã hội loài người đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử xây dựng và phát triển. Kể từ xuất hiện, loài người với khả năng lao động sáng tạo của mình đã dần chinh phục tự nhiên và dần dần làm chủ thế giới.Ngày nay chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên mới, một kỉ nguyên của công nghệ thông tin và tự động hoá.Số lượng của cải vật chất được loài người sản xuất ra ngày càng tăng nhanh, loài người ngày nay đang được sống trong một cuộc sống sung túc và đầy đủ, nhưng để có được những thành tựu to lớn...

NỘI DUNG


1. Cơ sở lý luận chung về LLSX
a. Khái niệm LLSX :
LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của con người, năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
b. Sự cấu thành LLSX :
Trong quan hệ sản xuất. Sức lao động của con người và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau thành LLSX.
- Sức lao động là tổng hợp toàn bộ trí lực và thể lực tồn tại trong cơ thể sống của con người mà con người có thể vận dụng trong quá trình lao động sản xuất.
- TLSX là vật dùng để sản xuất. Trong TLSX thường có đối tượng lao động và tư liệu lao động.
+ Đối tượng lao động là những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có thể chia thành 2 loại :
Loại có sẵn trong tự nhiên : gỗ trong rừng, quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển ... Loại này thường là đối tượng lao động của các nghành công nghiệp khai thác.
Loại đã qua chế biến, nghĩa là có sự tác dộng của lao động, gọi là nguyên liệu : bông để kéo sợi, vải để may mặc ... Loại này thường là đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến.
- Tư liệu lao động là những vật mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, nhằm biến đối tượng lao động theo mục đích của mình .
+ Tư liệu lao động bao gồm : công cụ lao động, hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất ( như nhà xưởng, kho, bến, bãi, đường xá, các phương tiện GTVT, thông tin liên lạc ...). Trong các yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì công cụ lao động có ý nghĩa quyết định nhất.
c. Các yếu tố của LLXS
LLSX bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Các yếu tố hợp thành của LLSX có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của LLSX là sự phát triển có tính chất tổng hợp của các yếu tố hợp thành của nó, trong đó sự phát triển của công cụ lao động và trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng của người lao động là những thành tố có ý nghĩa quyết định. Trình độ phát triển LLSX biểu hiện ở trình độ NSLĐ.
- Trong các yếu tố quyết định LLSX, "LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động", chính người lao động là nhân tóo trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Con người với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình đã sử dụng TLLĐ trước hết là công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Chính vì vậy, con người luôn giữ vài trò quyết định đối với sản xuất, dù trong nền sản xuất dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công, lạc hậu hay công nghiệp hiện đại. Con người cũng là mục đích của sản xuất xã hội. Sản xuất là để tiêu dùng, không có tiêu dùng thì không có sản xuất.
- Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của LLSX, đóng vai trò quyết định trong TLSX. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra là "sức mạnh của tri thức đã được tập thể hoá", nó "nhấn" sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất. Công cụ lao động là yếu tố động nhất của LLSX.
2. Sự phát triển của các yếu tố LLSX trong các xã hội trước CNTB
a . PTSX công xã nguyên thuỷ
Trong xã hội nguyên thuỷ, LLSX và NSLĐ hết sức thấp kém, người nguyên thuỷ bất lực trước sức mạnh của tự nhiên. Phải trải qua hàng mấy chục năm lao động, qua sự phát triển lâu dài của LLSX, loài người dần dần thoát khỏi tình trạng dã man và bước tới cửa ngõ của đời sống văn minh. Trong XH nguyên thuỷ, công cụ lao động chủ yếu là đồ đá, do vậy người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ đồ đá.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay12,548
  • Tháng hiện tại294,237
  • Tổng lượt truy cập1,217,778
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây