Vấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản song cũng là một vấn dề phức tạp nhất của khoa hoc tâm lí nói riêng và của khoa học xã hội và nhân văn nói chung .Giải quyết đúng vấn đề nhân cách sẽ cho phép giải quyết được những vấn đề khác của tâm lí học và của nhiều lĩnh vực đời sống như giáo dục ,y tế...Đó là vì nhân cách là đỉnh cao nhất của sự phát triển tâm lí cuả con nguòi ,của tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân con người .Để hiểu rõ khái niệm nhân cách trong tâm lí học ,trước hết chúng ta cần phân biệt đuọc những khái niệm sau
Cá nhân thuật ngữ này dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng nào đó.Như vậy cá nhân cũng là một thực thể sinh học –xã hội và văn hoá ,nhưng được xét cụ thể ,riêng từng người
Nhân cách khái niệm nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội ,tâm lí của cá nhân mà thôi .Đó là một con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định ,là chủ thể của các quan hệ người-người ,của các hoạt động có ý thức và giao lưu.
Cho tới nay vẫn chưa có một sự diễn đạt thống nhất và được thừa nhận rộng rãi về nhân cách trong khoa học tâm lí
Ngay từ những năm 1949,G.Allpỏt đã dẫn ra được tới trên 50 định nghĩa khac nhau về nhân cách trong tác phẩm của nhiều nhà nghiên cứu .Tới hôm nay ,số định nghĩa về nhân cách đã đạt tới mức trên một trăm ,và chắc chắn sẽ còn tiếp tục thêm nữa
Hiện nay có rất nhiều lí thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lí. Đó là thuyết phân tâm của S.Freud,thuyết siêu phẳng và bù trừ của A.Adler....
Các nhà tâm lí học theo quan điểm mác xít đều cho rằng khái niệm nhân cách phải là một phạm trù xã hội chứ không thể thuần tâm lí .Tuy nhiên điều đó không loại trừ việc mỗi khoa học tiếp cận vấn đề nhân cách theo góc độ của mình ,trong số đó có khoa học tâm lí.Rõ ràng là một người sẽ chỉ trở thành nhân cách khi đã có tâm lí và có ý thức .Dưới đây là một số định nghĩa về nhân cách của những nhà tâm lí học theo quan điểm mác –xít được sử dụng rộng rãi
“Nhân cách làm một cá nhân có ý thức ,chiếm một vị trí nhất định trong xã họi và đang thực hiện mọt vai trò xã họi nhất định “-A.G.Gôvaliôp
“Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí đang qui định những hình thức hoạt động và những hành vi có ý nghĩa xã hội” –E.V.Sôrôkhôva
Con người vượt ra khỏi giới động vật nhờ lao động và được phát triển trong xã hội ,tham gia giao lưu với những người khác nhờ tiếng nói ,đã trở thành nhân cách –chủ thể của nhận thức và cải tạo tích cực hiện thực” –A.V.Pêtơroopxki ...
Mặc dầu có các định nghĩa khác nhau như treen ,nhưng các nhà tâm lí học mác –xít đều thống nhất với nhau ở những quan điểm sau :nhân cách là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và với bản thân ,nhân cách sinh thành là do hoạt động ,nó có tính xã hội –lịch sử ,muốn hiểu rõ nhân cách cần phải phân biệt nó với các khái niệm “con người “ và “cá nhân| .Cá nhân con người trỏ thành nhân cách là do các hoạt động và giao lưu của nó trong cộng đồng ,trong xã hội ,Khi một cá nhân với tư cách là là thành viên của một cộng đồng nhất định ở một xã hội nhất định ,là chủ thể của các quan hệ xã hội ,của hoạt động ý thức và giao lưu thì được coi là một nhân cách .
Chúng tôi trên mạng xã hội