Tiểu luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin về xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa ở Việt Nam )
  • Tiểu luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin về xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa ở Việt Nam )

     

  • Đăng ngày 10-07-2024 11:19:16 AM - 130 Lượt xem
  • Mã tài liệu: KC158
  • Số trang: Liên hệ
  • Phát triển kinh tế là vấn đề quan trọng nhất từ trước tới nay của xã hội loai người. Kể từ khi con người xuất hiện , xã hội loài người đã trải qua và hình thành xã hội : cuộc sống nguyên thuỷ , chiếm hữu nô lệ , phong kiến , tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao đang huớng tới xã hội chủ nghĩa . Tương ứng với mỗi tình thái xã hội trong một hình thái kinh tế mang nét đặc trưng riêng . Tư bản chủ nghĩa cũng vậy , đây là một giai đoạn mà của cải vật chất của xã hội được sản xuất ra nhiều hơn tất cả các giai...

PHẦN NỘI DUNG


A. Lý luận của V.I.Lê Nin về c CNTB nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
I- Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết phải sử dụng Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước .
1. Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết phải sử dụng Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước .
Sau khi giành được chính quyền từ tay phong kiến lại bước vào cuộc chiến nhằm lật đổ chế độ thành quả cách mạng vừa đạt được . Một nước nga vừa bước ra khỏi cuộc nội chiến với nền kinh tế lâm vào tình trang khủng hoảng trầm trọng : Thiếu lương thực , thiếu năng lượng , sản xuất đình đốn , nông dân nghèo đói , khối liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ ... thì chỉ sau một thời gian ngắn hầu hết các ngành đều đã đạt và vượt mức trước chiến tranh , nền kinh tế được phục hồi dần , nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất . Nước Nga như được thổi một luồng sinh lực mới kể từ khi chính sách kinh tế mới ra đời . Thực tiễn đó đã bác bỏ những kể thù của Nhà nước Xô viết và những bọn hoài nghi khách coi chính sách kinh tế mới như là một chính sách quay về chủ nghĩa tư bản .
Khi kế thừa những lý luận của Mác- Anghen , Lê Nin đã nói đến một thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau , đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội , tư tưởng , tập quán trong xã hội ... trong giai đoạn này, chưa có một lực lượng nào thắng thé tuyệt đối , có nghĩa là việc tiếp tục áp dụng phương thức sản xuất và phân phối cộng sản chủ nghĩa là một sai lầm đáng tiếc và ngay giai đoạn thấp của Chủ nghĩa cộng sản chúng ta cũng không thể đạt tới được .
Sự thiên tài của Lê Nin được thểhiện ở việc người đã nhận ra sự ấu trĩ ấy và đã phát triển ngay lý luận của Mác khi cách mạng Xã hội Chủ nghĩa mới giành được thắng lợi chỉ trong một thời gian rất ngắn . Lênin nhấn mạnh việc cần phải xác định xem mình đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển. Những xí nghiệp nhỏ trước đây bị Quốc hữu hoá nay cho tư nhân thuê hay mua lại đẻ kinh doanh tự do , chủ yếu là xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng . Cho phép mở rộng trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thôn , giữa công nghiệp và nông nghiệp cho thương nhân được tự do hoạt động ( chủ yếu là bán lẻ ) để góp phần khôi phục kinh tế thay thế chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực . Theo chính sách này người nông dân phải nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm . Mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất đai canh tác . Nói cách khác thuế nông nghiệp chính là địa tô mà người nông dân canh tác trên ruộng đất thuộc sỏ hữu toàn dân phải trả cho nhà nước . Số lượng lương thực còn lại người nông dân được tự do trao đổi , mua bán trên thị trường . Tổ chức thị trường , thương nghiệp , thiết lập quan hệ hàng hóa - tiền tệ giữa nhà nước và nông dân , giữa thành thị và nông thôn , giữa công nghiệp và nông nghiệp . Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần , các hình thức kinh tế quá đọ như khuyến khích phát triển sản xuất nhỏ của nông dân , thợ thủ công , khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân , sử dụng chủ nghĩa Tư bản Nhà nước, củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước , chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. Đồng thời, V.I.Lênin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương tây để tranh thủ kỹ thuật , vốn và khuyến khích kinh tế phát triển . Danh từ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết có nghĩa là chính quyền Xôviết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa (( điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng , nhất là sau thất bại nặng nề của chính sách cộng sản thời chiến hồi mùa xuân năm 1921 . Nó chỉ là một chính sách tạm thời trong thời chiến còn khi đất nước đã giành lại thắng lợi thì chẳng người dân nào còn muốn thực hiện nó nữa . Còn lúc này Nga là một nước trung nông chú không phải là một nước tư bản phát triênt như Đức hay Anh , Pháp để mà có thể chuyển lên ngay chủ nghĩa xã hội . Muốn duy trì đượ chủ ngihã xã hội thì phải có những cơ sở kinh tế , xã hội nhất định . Sai lầm ở đây là những người cộng sản tưởng rằng chỉ cần thiết lập chế độ sản xuất quốc doanh và chế đọ nhà nước phân phối là đã bắt đầu một chế độ kihn tế mới khác với chế độ trước .
Như vậy đến thời kỳ hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội thì chính sách kinh tế công sản thời chiến không còn thích hợp là một điều tất yếu và cần phải được thay thế bằng một chính sách khác phù hợp hơn với quy luật của sự phát triển
Theo Lênin , nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vẫn cần phải được tổ chức theo kiểu sản xuất hàng hoá và vận động theo các quy luật kinh tế hoàng hoá , kinh tế thị trượng . Giai cấp vô sản lãnh đạo cần thiết phải biết sử dụng tốt các quan hệ hàng - tiền , các phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá để thực hiện được mục đích của mình . chính sách kinh tế mới ( NEP ) ra đời . Vậy thực chất của chính sách này là như thê nào và nó có ưu điểm gì hơn so với chính sáchsách cộng sản thời chiến.
Có thể khái quát toàn bộ nội dung của chính sách kinh tế mới thành chính sách phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất , đặc biệt đối với một nước tiểu nông quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây được coi là nhiệm vụ cơ bản và bức thiết nhất , phù hợp với cương lĩnh mà Đảng đã đề ra .
Chúng ta biết rằng bất cứ một lí luận nào đưa ra đều phải dựa trên những cơ sở thực tế khách quan . Nước Nga lúc bấy giờ là một nước trung nông , nông dân chiếm đại đa số nhưng sau chiến tranh nó lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng , nạn đầu cơ tích trữ lúa mì gia tăng khiến cho chính phủ không thể kiểm soát được tình hình . Các hoạt động sản xuất đều bị đình trệ , toàn bbộ nền đại công nghiệp bị phá huỷ toàn bbộ sau chiến tranh , công nhân thiếu việc làm , thiếu lương thực , đời sống hết sức khó khăn . Kể cả đối với một nước giàu nhất và phát triển nhất thì sau cuộc chiến tranh đế quốc tàn phá cũng chỉ có thể khôi phục được nền đại sản xuất công nghiệp sau nhiều năm . Vậy với một nước tiểu nông , giải pháp tối ưu để khôi phục nền kinh tế phải chăng là cải thiện đời sống của người nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ , đồng thời trong một chừng mực nào đó có thể khôi phục nền tiểu công nghiệp để giúp đỡ ngay một phần nào đó cho nền king tế nông dân ?
Lênin khẳng định (( phải bắt đầu đầu tư nông dân , người nào không hiểu điều đó , người nào có ý đưa vấn đề nông đân lên hàng đầu như thế là một sự từ bỏ hoặc tương tự như sự từ bỏ chuyên chính vô sản , thì chẳng qua là vì người đó không chịu suy nghĩ kĩ càng vấn đề đó và bị loèi nói chống rỗng chi phối )) . Tuy giai cấp vô sản nắm chính quyền nhưng một sự liên kết chặt chẽ giữa giai cấp nông dân trong một nước tiểu nông sẽ là điều kiện cần để thực hiện được chủ nghĩa xã hội . Giai cấp tư sản với tư cách là giai cấp lãnh đạo cần thiết phải biết hướng chính sách vào việc giải quyết trước tiên những vấn đề cấp thiết nhất , mấu chốt nhất . Mà (( vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là dùng các biện pháp có thể khôi phục ngay lực lượng sản xuất cuả kinh tế nông dân )) . Chính sách thuế lương thực và tự do trao đổi ra đời chính là sự biểu hiện quan điểm đó của Lênin . Đối với những người tiểu nông thì chế độ xã hội chủ nghĩa hay chế độ tư bản không quan trọng , điều mà họ quan tâm là họ sẽ được lợi như thế nào . Việc tự do trao đổi hàng hoá và lương thực thừa đẫ tạo ra một động lực thúc đẩy tinh thần hăng say lao động của người nông dân . Đối với nước Nga lúc bấy giờ , nông nghiệp phát triển tất sẽ kéo theo các ngành khác phát triển . Chính điều đó đã củng cố thêm mối liên minh công nông và vô sản được sự ủng hộ của những nông dân nghèo khổ . Tuy nhiên nói đến tự do trao đổi là tự do buôn bán , mà tự do buôn bán theo quan điểm của Lênin thời đó - tức là lùi lại chủ nghĩa tư bản. Lênin chỉ rõ , tự do buôn bán là khôi phục chủ nghĩa tư bản trên một mức độ lớn , là tự do của chủ nghĩa tư bản . Điều đó có phải là một thất bại nặng nề của giai cấp vô sản hay không hay chỉ là một bước lùi mang tính chiến lược mà chính quyền Xô Viết thi hành nhằm đạt được cái mà mình muốn .

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay12,548
  • Tháng hiện tại293,912
  • Tổng lượt truy cập1,217,453
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây