Chuyên đề: Xuất khẩu hàng may mặc của cty dệt may Hà Nội vào thị trường Mĩ
  • Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 10 Lượt xem
  • Mã tài liệu: QT121
  • Số trang: Liên hệ
  • Đất nước sau 20 năm đổi mới đã có nhiều thay đổi quan trọng, từ nền kinh tế bao cấp truyển sang nền kinh tế thị trường, từ nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và trợ cấp từ các nước CNXH sang nền kinh tế lấy công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo, từ đất nước có tỷ lệ lạm phát được xếp vào những nước cao nhất thế giới đầu những năm 80 nay lại có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất châu Á.

Mở đầu
Đất nước sau 20 năm đổi mới đã có nhiều thay đổi quan trọng, từ nền kinh tế bao cấp truyển sang nền kinh tế thị trường, từ nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và trợ cấp từ các nước CNXH sang nền kinh tế lấy công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo, từ đất nước có tỷ lệ lạm phát được xếp vào những nước cao nhất thế giới đầu những năm 80 nay lại có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất châu Á.
 Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng đã có những thành tựu to lớn, nền kinh tế thị trường đã đem lại một luồng gió mới và cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà Nước. Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì không được phép chủ quan, không được phép tụt hậu so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, nắm bắt những cơ hội nếu không làm được điều đó chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải khỏi nền kinh tế thị trường vốn cạnh tranh rất khóc liệt và không dành chỗ cho các doanh nghiệp yếu kém.
Khi đất nước mở cửa đã đem lại cho các doanh nghiệp một cơ hội Kinh doanh mới, các doanh nghiệp không chỉ biết tới thị trường nội địa mà còn muốn vươn ra thị trường thế giới trong đó có thị trường Mỹ. Đây là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủi do. Nó có thể đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới và nó cũng có thể vùi dập doanh nghiệp xuống bùn lầy. Từ khi chúng ta ký hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có sự thay đổi to lớn về giá trị trao đổi hàng hoá giữa hai bên. Đó là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể kinh doanh trên thị trường Mỹ  và các doanh nghiệp Mỹ cũng vậy. Các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm sau cao hơn năm trước rất nhiều.
Mặc dù Công ty Dệt – May Hà Nội là một công ty  sản xuất sản phẩm xuất khẩu là chủ yếu nhưng lại không nằm trong xu thế của các doanh nghiệp xuất khẩu khác đó có giá trị xuất khẩu tăng theo chiều hướng đi lên của cac doanh nghiệp Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt – May Hà Nội đã cho em thấy rằng giá trị xuất khẩu của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ vẫn chưa sứng tầm với hình ảnh của công ty. Do vậy em đã chọn đề tài “Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ”. làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Đề tài của em có cơ cấu như sau:
Chương I:Giới thiệu chung về Công ty Dệt – May Hà Nội.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ.
Chương III : Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ.
Do thời gian thực tập còn hạn chế cũng như một số khó khăn khách quan nên chuyên đề của em còn nhiều thiêu sót. Nên rất mong được sự đóng góp cho ý kiến của các thày cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ: Mai xuân Được Giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và các anh các chị trong phòng Kế hoạch thị trường của Công ty Dệt – May Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất.
 
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI
    1. Khái quát về Công ty Dệt – May Hà Nội.
  • Tên Công ty: Công ty Dệt – May Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Ha Noi Textle- Garment Company.
  • Tên giao dịch: Hanosimex.
  • Địa chỉ: Số 1 –Mai Động- Hoàng Mai – Hà Nội.
  • Email: Hanosimex@hn.vnn.vn
  • Wesite: Hanosimex.com.vn
      1. Quá trình hình thành và phát triển.
  • Tháng 2/1979 Khởi công xây dựng nhà máy.
  • Ngày 21/11/1984 hoàn thành các hạng mục cơ bản chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành với tên gọi là: Nhà máy sợi Hà Nội.
  • Tháng 12/1989 Đầu tư xây dựng dây truyền dệt kim số 1 và tới tháng 6/1990 dây truyền được hoàn thành và đưa vào sản xuất.
  • Tháng 6/1993 xây dựng dây truyền dệt kim số 2 và tới tháng 3/1994 dây truyền được hoàn thành và đưa vào sản xuất.
  • Ngày 19/5/1994 nhà máy dệt kim Hà Nội được khánh thành bao gồm 2 dây truyền số 1 và số 2.
  • Tháng 10/1993 bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh ( Tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp.

- Năm 1999 Công ty đổi tên thành Công ty Dệt – May Hà Nội .
- Tháng 1/2006 Công ty là một trong 3 thành viên của tập đoàn Dệt May  Việt Nam.
Cho đến nay Công ty Dệt – May Hà Nội có 11 thành viên trong đó có cả các thành viên ở Vinh, Hà Đông, Hà Nội.

Các thành viên của Công ty Dệt – May Hà Nội .
  • Nhà Máy Sợi.
  • Nhà Máy Dệt Nhuộm.
  • Nhà Máy Dệt Denim.
  • Nhà Máy May I
  • Nhà Máy May II.
  • Nhà Máy May III.
  • Nhà Máy May Thời Trang,
  • Nhà Máy May Đông Mỹ.
  • Nhà Máy Dệt Hà Đông.
  • Nhà Máy Dệt Khăn Bông.
  • Nhà Máy Sợi Vinh.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Dệt – May Hà Nội.
  •    Tổng Giám Đốc:
 Chức năng: Điều hành mọi hoạt động của công ty.
Nhiệm  vụ:Nhận các nhiệm vụ, nguồn lực do tập đoàn giao. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tài sản của nhà nước.
  • Phó Tổng Giám Đốc I.
Chức năng: Quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất
Nhiệm vụ: Chỉ đạo hoạt động của các nhà máy thành viên, chỉ đạo công tác thu mua vật tư.
  • Phó Tổng Giám Đốc II
Chức Năng: Quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất, chỉ đạo công tác tiêu thụ nội địa.
Nhiệm vụ: Điều hành hệ thống chất lượng ( QMR) và hệ thống chách nhiệm xã hội (SAMR)
  • Phó Tổng Giám Đốc III:
Chức năng: Thực hiện các công tác tài chính của công ty.
Nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác lao động tiền lương, chính sách cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
  • Phòng kế hoạch tài chính:
Chức năng:  Thực hiện các công tác  kế hoạch tài chính của công ty
Nhiệm vụ: Quản lý nguồn vốn, thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Phòng xuất nhập khẩu:
Chức năng: Tìm kiếm khách hàng , thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho Tổng Giám Đốc.
Nhiệm vụ:Nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng  xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển thị trường.
  • Phòng tổ chức hành chính:
Chức năng:Tổ chức cán bộ, đào tạo lao động…….
Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổ chức đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý trong các đơn vị cho phù hợp với nhu cầu.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay27,993
  • Tháng hiện tại239,172
  • Tổng lượt truy cập1,162,713
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây