Danh mục 1060 đầu sách mới được cập nhật trên trang GiangVien.Net
Mời các bạn Nhấn vào đây để xem. Hiện trang web đang trong quá trình tải sách lên nên nếu như cuốn sách nào bạn không tìm thấy trên trang web này. Bạn có thể nhấn vào đây để nhắn tin  với chúng tôi. Chúng tôi sẽ gửi sách đến bạn.
Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Kim Khí Thăng Long
  • Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Kim Khí Thăng Long

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 9409 Lượt xem
  • Mã tài liệu: QT131
  • Số trang: Liên hệ
  • Trong cơ chế thị trường để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải ưu tiên vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chất lượng sản phẩm quyết định sự thàng bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt hơn, có giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn sẽ có khả năng dành thắng lợi trong cạnh tranh và ngược lại sẽ rất kho đứng vững trên thị trường.

Trong cơ chế thị trường để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải ưu tiên vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chất lượng sản phẩm quyết định sự thàng bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt hơn, có giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn sẽ có khả năng dành thắng lợi trong cạnh tranh và ngược lại sẽ rất kho đứng vững trên thị trường.
Đối với ngành cơ khí, nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì vấn đề của nâng cao chất lượng sản phẩm lại cựu kì  quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra:” Đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì ngành cơ khí trong nước phải dủ năng lực sản xuất được phần lớn thiêt bị,  máy móc cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thiết bị của ngành cơ khí đã quá cũ kỹ, công nghiệp lạc hậu so với thế giới hàng chục năm do đó chất lượng sản phẩm của ngành cơ khí khó có thể đáp ứng một cách đầy đủ cho những ngành kinh tế trong nước cũng như thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, năm 2003 hiệp định AFTA đã có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên, do đó sản phẩm cơ khí nước ta sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm của nước thành viên AFTA ngay tại thị trường Việt Nam.
Thực tế cho thấy đây chính là thách thức lớn nhất đối với ngành cơ khí Việt Nam nói chung và công ty Kim Khí Thăng Long nói riêng. Để thích ứng kịp thời với tình hình này Công ty Kim Khí Thăng Long đã và đang thực hiện chiến lược sản phẩm kinh doanh và năng động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của mình để dần chiếm lĩnh thị trường, phấn đấu trở thành một trung tâm cơ khí đấu ngành của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Xuất phát từ thực tế trên, Em đẫ chọn Đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Kim Khí Thăng Long” làm chuyên đề thực tập với mong muốn đóng góp một phần nhỏ những suy nghĩ của mình vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Văn Lư  và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Công ty Kim Khí Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.











 










 
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯ­ỢNG SẢN PHẨM TRONG
CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG
1. Khái  niệm về chất lư­ợng sản phẩm
         Trên thực tế tuỳ theo góc độ quan điểm, xem xét của mỗi nư­ớc trong từng thời kỳ king tế xã hội nhất định và nhằm mục tiêu khác nhau mà ng­ười ta đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chất l­ượng sản phẩm.
*  Quan điểm của Karl Max (1818-1883)
       Theo ông: “ Ng­ười tiêu dùng mua hàng không phải hàng có giá trị mà hàng có giá trị sử dụng và thoả mãn những mục đích xác định”. Điều đó nói lên giá trị sử dụng đư­ợc đánh giá cao ( chất l­ượng cũng như­ số l­ượng đư­ợc cân, đong, đo đếm ).
       Vậy chất l­ượng sản phẩm là thư­ớc đo biểu hiện giá trị sử dụng của nó. Ngoài ra nó con biểu thị trình độ giá trị sử dụng của hàng hoá.
       Dựa vào các đặc điểm này, các nhà kinh tế học của n­ước Xã Hội Chủ Nghĩa tr­ước đây và những nư­ớc Tư­ Bản Chủ Nghĩa vào những năm 30 của thế kỷ 20 đã đưa ra nhiều định nghĩa t­ương tự. Các định nghĩa này xuất phát từ quan điểm của các nhà sản xuất. Theo quan điểm này: “ Chất lư­ợng sản phẩm là đặc tính kinh tế kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó, đáp ứng nhu cầu định tr­ước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội”.
* Quan điểm chất l­ượng theo khuynh h­ướng của ngư­ời sản xuất.
       “ Chất lư­ợng của một sản phẩm nào đó là mức độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy”.
       “ Chất l­ượng sản phẩm là những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể đo được hoặc so sánh đư­ợc, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó, đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho nó trong những điều kiện về kinh tế, xã hội”.
* Quan điểm chất l­ượng theo khuynh h­ướng thoả mãn nhu cầu.
       Theo quan niệm của tổ chức kiểm tra chất l­ượng Châu Âu(European Organisation for Quality control).
       “Chất l­ượng của sản phẩm là mức độ mà sản phẩm ấy đáp ứng nhu cầu của ng­ười sử dụng”.
       Theo tiêu chuẩn AFNOR 50 -109 (Pháp) “Chất l­ượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người sử dụng”.
       Theo J.Juran (Mỹ): “ Chất lư­ợng sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”.
       Theo cơ quan kiểm tra chất lượng ở Mỹ: Chất l­ượng sản phẩm là toàn bộ đặc tính và đặc tr­ưng của sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu đã đặt ra.
       Để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan niệm trên, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế(ISO) đã đ­a ra khái niệm:
       Theo ISO 9001:2000: “ Chất l­ượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của nó, thực hiện đư­ợc sự thoả mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng, tên gọi của sản phẩm mà ngư­ời tiêu dùng mong muốn”.
       Dựa vào khái niệm này Cục Đo Lư­ờng Chất L­ượng Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “ Chất l­ựơng sản phẩm của một sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn” (Theo TCVN 5814 – 1994)
       Về thực chất những khái niệm này đều phản ánh: Chất l­ượng sản phẩm là sự kết hợp giữa đặc tính nội tại khách quan của sản phẩm, các chủ quan bên ngoài, là sự phối hợp với khách hàng. Vì vậy những khái niệm hiện nay đ­ược chấp nhận khá phổ biến và rộng rãi.
       Chính vì vậy cần thiết phải nhìn nhận chất l­ượng d­ưới quan điểm của ngư­ời tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lư­ợng sản phẩm. Tuy nhiên các doanh nghiệp không thể theo đuổi chất lượng với bất kì giá nào mà luôn co giới hạn về kinh tế, xã hội, công nghệ.
       Vì vậy chất l­ượng là sự kết hợp các đặc tính của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong những giới hạn về chi phí nhu cầu nhất định. Sự thoả mãn này đư­ợc thể hiện trên cả 3 phư­ơng diện(viết tắt là 3P)
          Performance : Hiệu năng, khả năng hoàn thiện.
          Price: Giá cả thoả mãn nhu cầu.
          Puality: Cung cấp đúng thời điểm.

2. Sự cần thiết nâng cao chất l­ượng sản phẩm trong Công ty Kim khí Thăng Long
         Nền kinh tế thị tr­ường với sự tồn tại khách quan của quy luật cạnh tranh đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đất nư­ớc nói chung và Công ty Kim khí Thăng Long nói riêng. Công ty Kim khí Thăng Long dù muốn hay không cũng đều chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh. Nó đòi hỏi Công ty muốn tồn tại và phát triển phải tìm cách thích ứng vói thị tr­ường cả về không gian và thời gian, cả về chất l­ượng và số l­ượng. Cạnh tranh là động cơ buộc Công ty tìm hiểu các giải pháp nâng cao chất l­ượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm đó.
       Nâng cao chất l­ượng sản phẩm là tăng uy tín của công ty, giữ đ­ược khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị tr­ường tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của Công ty Kim khí Thăng Long. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nền sản xuất hàng hoá không ngừng phát triển, mức sống con ngư­ời càng đ­ược cải thiện thì nhu cầu hàng hoá ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Trong điều kiện mà giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của ngư­ời tiêu dùng thì chất l­ượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Nâng cao chất l­ượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của ngư­ời tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm lãng phí về phế phẩm hoặc sản phẩm phải sữa chữa.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay16,473
  • Tháng hiện tại358,980
  • Tổng lượt truy cập2,842,141
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây