Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán,... Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp & chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp & chính sách phù hợp.
Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Thầy giáo - Tiến sỹ : Nguyễn Ngọc Huyền` và sự giúp đỡ của các anh chị các phòng chức năng trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong luận văn này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty DAD. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo và các cán bộ nhân viên văn phòng Công ty DAD đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 06 năm 2005
Sinh viên : Nguyễn Hải Anh
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty DAD là một công ty TNHH có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập.* Khái quát về Công ty DAD: - Tên tiếng Anh : Discovery and Development Company - Tên viết tắt : DAD - Địa chỉ : 121 Thanh Nhàn- Q. Hai Bà Trưng - TP Hà Nội. - Điện thoại : 04.678 4288 - Fax : 04. 678 42891.1. Sự hình thành Công ty DAD được thành lập năm 1996 theo luật Công ty (với tiền thân là Công ty in Hàng không thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam). Năm 1996, Công ty được chính thức thành lập do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam ký quyết định. Quyết định số 862/QĐ - CHK, ban hành ngày 23/4/1996 về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Mã số kỹ thuật: 29 Được phép đặt trụ sở tại: K10 - Sân bay Gia Lâm – TP ha noi Công ty có trách nhiệm làm thủ tục về đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật. Do cơ chế kinh tế thị trường nên Cục Hàng không cho phép Công ty được tách ra thành doanh nghiệp tư nhân, hoạt động độc lập và có tư cách pháp nhân, - Quyết định số 2765/QĐ-CHK ngày 19/10/1998 của Cục hàng không - Công ty in hàng không đổi tên thành Công ty DAD. Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh+ Bổ sung các nhiệm vụ sau đây: Có trách nhiệm in ấn tạp chí hàng không, sách giáo khoa, sách báo tuyên truyền 1.2. Quá trình phát triển : Kể từ khi có quyết định số 862/QĐ-CHK ban hành ngày 23/4/1996 đến nay đã được 9 năm. Khoảng thời gian đó Công ty có những bước phát triển đáng khích lệ - đạt được kết quả to lớn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Vì đây là doanh nghiệp Nhà nước chuyển hoá thành doanh nghiệp tư nhân nên có những tồn tại cần được khắc phục.2. Bộ máy tổ chức của Công ty DAD Công ty được hình thành trên cơ sở tiếp nhận số cán bộ công nhân của Công ty Hàng Không chuyển giao cùng với một số máy in Ti pô và chì chữ. Đến nay Công ty có 72CBCNV trong đó nữ chiếm 40% và có 70% là người các tỉnh, thành miền Bắc. Công ty có các Phòng - Ban - Phân xưởng sau:* Ban giám đốc: - Phòng kế hoạch điều độ sản xuất - Phòng kế toán - Phòng hành chính tổ chức - Phòng nghiệp vụ - Phân xưởng Chế bản (Khâu trước in) - Phân xưởng máy in (Khâu in) - Phân xưởng sách (Khâu sau in) - Phân xưởng in thủ công (in lưới) gồm 5 cơ sở: + Cơ sở in số 2 + Cơ sở in số 3 + Cơ sở in số 4 + Cơ sở in số 5 + Cơ sở in số 6 Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm in. Công ty có 1 giám đốc và 14 đ/c Trưởng, Phó các bộ phận trong đó 4 trưởng phòng qua đào tạo Đại học = 28,6% (Số cán bộ quản lý ) còn lại là qua đào tạo trung cấp. Trong tổng số 72CBCNV của Công ty: có 38 đ/c đã qua đào tạo trung cấp = 53% (Trong đó có 32 đ/c được đào tạo chuyên ngành in còn lại là chuyên ngành khác.)2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Chúng tôi trên mạng xã hội