CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
I/ Khái quát chung về đấu thầu
1. Khái niệm và đặc điểm của đấu thầu
Thuật ngữ đấu thầu đã trở nên quen thuộc ở Việt Nam trong hơn chục năm gần đây mặc dù nó đã được xuất hiện từ lâu trên thế giới bởi thuật ngữ này gắn liền với một hoạt động chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường .Đấu thầu là quá trình thực hiện một hoạt động mua bán đặc biệt mà người mua yêu cầu một hoặc nhiều người bán cung cấp những bản chào hàng cho một dịch vụ , công trình hoặc một hàng hoá cần mua nào đó và trên cơ sở những bản chào hàng , người mua sẽ lựa chọn cho mình một hoặc một vài người bán tốt nhất .
Đấu thầu giúp cho người mua mua được hàng hoá , công trình hay dịch vụ mình cần một cách tôt nhất hay nói một cách khác là sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.
Theo từ diển Tiếng Việt (do Viện ngôn ngữ khoa học biên soạn , xuất bản năm 1998) đấu thầu được giải thích là “ đọ công khai ,, ai nhận làm nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng. Theo quy chế đấu thầu của Việt Nam ban hành theo nghị định số 88/ 1999/NĐ- CP ngày 01/09/1999 , thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Trên cơ sở những khái niệm đó về đấu thầu mà chúng ta có thể thấy những đặc điểm cơ bản của đấu thầu như sau:
Thứ nhất đấu thầu với bản chất là một hoạt động mua bán . Tuy nhiên đây là một hoạt động mua bán đặc biệt , vì khi đó người mua (hay còn gọi là bên mời thầu ) có quyền lựa chọn cho mình người bán (hay còn được gọi là nhà thầu ) tốt nhất một cách công khai và theo một quy trình nhất định .
Thứ hai , đấu thầu mang tính cạnh tranh gay gắt , do vậy mà hoạt động này chỉ có trong nền kinh tế thị trường khi xã hội đã phát triển đến một mức tương đối ổn định . Lúc nầy người ta phải cạnh tranh với nhau để giành khách hàng . tức là những người mua , còn khách hàng được tuỳ ý lựa chọn người bán phù hợp với yêu cầu và chủng laọi hàng hoá mà mình cần mua.
2. Nguyên tắc và phương thức đấu thầu
2.1. Nguyên tắc đấu thầu
Trong đấu thầu , có một số nguyên tắc mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu đều phải tìm hiểu và tuân thủ một cách nghiêm túc khi tham gia dự thầu , đó là những nguyên tắc : hiệu quả , cạnh tranh , công bằng và minh bạch .
Hiệu quả :được tính cả trên hai phương diện : hiệu quả về mặt thời gian và hiệu quả cả về mặt tài chính .Về thời gian , sẽ được đặt lên hàng đầu khi yêu cầu về tiến độ là cấp bách . Còn nếu thời gian không yêu cầu phải cấp bách thì quy trình đấu thầu phải được thực hiện từng bước theo đúng kế hoạch để lựa chọn nhà thầu đạt hiệu quả về mặt tài chính .
Cạnh tranh :là nguyên tắc nổi bật trong đấu thầu . Nó đòi hỏi bên mời thầu phải tạo điều kiện cho các nhà thầu được tham gia một cách tối đa.
Công bằng : khi tham gia dự thầu các nhà thầu đều phải được đối xử như nhau ( thông tin đều được cung cấp như nhau ).Tuy nhiên , nguên tắc này chỉ là tương đối , vì có một số nhà thầu vẫn được ưu tiên và điều này được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu .
Minh bạch : Không được phép có bất kì sự khuất tất nào đó làm nảy sinh nghi ngờ của bên mời thầu đối với nhà thầu và có điều gì đó khiến các nhà thầu nghi ngờ lẫn nhau.
2.2.Phương thức đấu thầu
Dựa vào cách thức nộp hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu yêu cầu , người ta chia phương thức đấu thầu thành 3 loại cơ bản :
· Một túi hồ sơ , một giai đoạn
· Hai túi hồ sơ một giai đoạn
· Hai giai đoạn , một túi hồ sơ
2.2.1.Một túi hồ sơ , một giai đoạn
Khi đưa ra yêu cầu thực hiện theo phương thức một túi hồ sơ , một giai đoạn tức là nhà thầu phải bỏ cả hai đề xuất : đề xuất kĩ thuật và đề xuaats tài chính vào chung một túi hồ sơ và túi đó được niêm phong . Bên mời thầu được bóc và chấm thầu riêng cho tưnừg đề xuất .
Phương thức này thường được sử dụng với đầu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá. Khi đó các bên tham dự thầu đều biết rõ về giá của nhau.
2.2.2.Hai túi hồ sơ , một giai đoạn
Lúc này hai đề xuất kĩ thuật và tài chính được bỏ vào cùng hai túi hồ sơ và hai túi đều được niêm phong . Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu yêu cầu hoặc phải nộp hai túi cung một lúc , hoặc túi tài chính nộp sau.
Trong quá trình đánh giá , nếu những nhà thầu không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật thì hồ sơ tài chính được trả lại còn nguyên niêm phong . Hiện tại ở Việt Nam phương thức này chỉ cho phếp áp dụng với đầu thầu tuyển chọn tư vấn còn đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng háo thì không được áp dụng.
2.2.3.Hai giai đoạn , một túi hồ sơ
Là phương thức mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp đề xuất kĩ thuật hoặc có thể cả đề xuất tài chính và sẽ loại bỏ luôn nhưnữg nhà thầu có đề xuất kĩ thuật không khả thi .Kết thúc giai đoạn 1 lựa chọn những nhà thầu có đề xuất kĩ thuật hoàn thiện và tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 bằng cách yêu cầu các nhà thầu vượt qua giai đoạn 1 nộp đề xuất tài chính có kềm theo dự án cụ thể .
Phương thức này thường được áp dụng với công việc có nhiều phương án thực hiện mà bên mời thầu chưa biết lựa chọn phương án nào . Và thường đó là những công trình xây dựng mà hai bên kí kết với nhau theo loại hợp đồng “chìa khoá trao tay” – là loại hợp đồng mà nhà thầu phải thực hiện tất cả các công việc từ : lập dự án , lắp đặt , thi công xây lắp , vận hành chạy thử ..vv.Sau đó mới bàn giao cho bên mời thầu.
3. Các loại hình đấu thầu
Dựa vào đặc điểm hay bản chất của đấu thầu (là hoạt động mua bán ) có thể chia đấu thầu làm bốn loại hình :
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn : trong lĩnh vực đầu tư , tư vấn được hiểu là việc cung cấp những kinh nghiệm , chuyên môn cần thiết cho chủ đầu tư trong quá trình xem xét , kiểm tra và ra quyết định ở tất cả các giai đoạn của một dự án đầu tư. Như vậy đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cung cấp kinh nghiệm , kiến thức và chuyên môn cho bên mời thầu một cách tốt nhất hay nói một cách khác là lựa chọn nhà thầu tư vấn có chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lí.
Đấu thầu xây lắp : là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công trình trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình , hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị cho các công trình , hạng mục công trình . Chúng ta se xem xét cụ thẻ hơn về đấu thầu xây lắp ở phân sau đây .
Đấu thầu mua sắm hàng hoá và các dịch vụ khác : Đây chính là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá , dịch vụ đạt yêu cầu về chất lượng và có giá cả hợp lí nhất .
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án: Khi chủ đầu tư có ý tưởng về một dự án dầu tư nhưng do một hạn chế nào đó(có thể là hạn chế về tài chính hoặc kĩ thuật )mà không thể tiến hành chuẩn bị đầu tư , thực hiện đầu tư và có thể là cả vận hành kết quả đầu tư thì chủ đầu tư có thể tổ chức đấu thầu để chọn một đối tác thực hiện ý tưởng của mình và sau đó có thể bàn giao dự án vào một thời điểm thoả thuận giữa hai bên . Đói với loại hình này , đối tượng mà bên mời thầu muốn mua là toàn bộ một dự án chứ không phải một phần công việc cụ thể nào.
Do giới hạn của đề tài nên dưới đây chúng ta chỉ đi cụ thể vào đấu thầu xây lắp – loại hình đấu thầu cơ bản của các công ty xây dựng .
3.1.Đặc điểm của đấu thầu xây lắp
Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình ,hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị cho các hạng mục công trình.Chính vì có nộI dung như vậy mà đấu thầu xây lắp thường mang những đặc điểm cơ bản như sau:
· Chủ yếu có ở giai đoạn thực hiện dự án khi mà những ý tưởng đầu tư được thể hiện trong báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ trở thành hiện thực.Tuy nhiên khi sang đến giai đoạn vận hành kết quả đầu tư nếu chủ đầu tư có nhu cầu sửa chữa nâng cấp thì đấu thầu xây lăps vẫn xuất hiện.
· Nhà thầu xây dung luôn phải làm việc tại một địa điểm cố định có ghi trong hồ sơ mời thầu
· Nhà thầu tư vấn có thể là một cá nhân song nhà thầu xây dung phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân
· Việc xem xét đánh giá năng lực của nhà thầu xây dung dựa trên hai nội dung chính , đó là: về tài chính và kĩ thuật . Và năng lực tài chính bao giờ cũng được quan tâm trước tiên là do bởi đặc điểm quan trọng nhất của đấu thầu xây lắp là nhà thầu phải thực hiện trước một phần công việc bằng vốn của mình, chính vì thế mà những đảm bảo về tài chính là rất quan trọng.
3.2. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp
Đấu thầu sẽ được tiến hành theo một trình tự tổng quát như sau:
Phân chia gói thầu ®Sơ tuyển ®hồ sơ mời thầu®Mở thầu®Xét thầu ®Trao thầu
Theo nghị định 88CP và nghị định 14CP đấu thầu ở nước ta bao gồm các giai đoạn:
Chuẩn bị đấu thầu®Tổ chức đấu thầu®Xét thầu®Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu®Công bố trúng thầu®Hoàn thiện hơpự đồng và kí hơpự đồng
Mỗi giai đoạn này lại bao gồm nhiều bước thể hiện ở sơ đồ sau:
CHUẨN BỊ ĐẤU THẦU | Sơ tuyển Thông báo mời thầu Lập hồ sơ mời thầu |
TỔ CHỨC ĐẤU THẦU | Phát hành hồ sơ mời thầu Lập tổ chuyên gia xét thầu Xây dung tiêu chuẩn đánh giá |
XÉT THẦU | Đánh giá sơ bộ Đánh giá chi tiết Báo cáo kết quả đánh giá |
THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ ĐẤU THẦU | Tính pháp lí Quy trình Kết quả đấu thầu |
CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐẤU THẦU | Tên nhà thầu Gía trúng thầu Loại hợp đồng |
HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG | Chi tiết hoá Các xem xét khác |
KÝ HỢP ĐỒNG |
3.3. Hồ sơ dự thầu xây lắp
Thường thì một bộ hồ sơ dự thầu xây lắp se bao gồm các nôi dung kèm theo như sau( theo yêu cầu của chủ đầu tư):
· Đơn dự thầu
· Bản phụ lục hợp đồng
· Bảo lãnh dự thầu
· Danh sách thầu phụ
· Dữ liệu liên danh
· Đăng kí kinh doanh
· Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu
+thông tin chung
+số liệu tài chính
+hồ sơ kinh nghiệm kèm theo các bản sao hợp đồng
+bản kê thiết bị thi công , thí nghiệm kiểm tra
+bố trí nhân lực
+bộ máy chỉ huy điều hành công trường
+sơ đồ tổ chức hiện trường
· Biện pháp thi công chỉ đạo tổng thể và các hạng mục
· Biện pháp an toàn giao thông , an toàn lao động và vệ sinh môi trường
· Tiến độ thi công
· Gía dự toán thầu
· Biểu dự kiến giá trị thanh toán hợp đồng
· Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
· Mẫu hợp đồng kinh tế
3.4. Tiêu chuẩn đánh giá và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp
Chỉ có một phương pháp duy nhất được áp dụng để đánh giá và lựa chọn nhà thầu xây lắp, đó là: phương pháp giá đánh giá.Đồng thời việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp cũng được tiến hành trên hai bước cơ bản như sau:
3.4.1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu sẽ xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ dự thầu đối với các quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm xác định các hồ sơ dự thầu đủ tư cách để xem xét tiếp .
Các hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu khi thoả mãn yêu cầu , điều kiện và đặc điểm kỹ thuật của hồ sơ mời thầu , không có những sai lệch hoặc hạn chế về tài liệu làm ảnh hưởng lớn tới quy mô, chất lượng hoặc việc thực hiện gói thầu , không hạn chế quyền hạn của bên mời thầu hoặc nghĩa vụ của nhà thầu .
Các nôi dung chính sau đây thường được xem xét , kiểm tra :
· Giấy đăng kí kinh doanh
· Số lượng bản chính , bản sao chụp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
· Đơn dự thầu được điền đầy đủ và có chữ kí hợp lệ của người được uỷ quyền kèm theo giấy uỷ quyền
· Sự hợp lệ của bảo lãnh dự thầu
· Biểu giấ chào , biểu giá phân tích một số đơn giá chính( nếu có)
· Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
· Các phụ lục , tài liệu kèm theo khác theo yêu cầu hồ sơ mời thầu
· Các yêu cầu khác (nếu có)
3.4.2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu
Sau khi đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không bị loại sẽ được bên mời thầu tiến hành đánh giá chi tiết theo hai bước:
Bước 1 : đánh giá về mặt kĩ thuật để chọn danh sách ngắn
Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá được duyệt , bên mời thầu tiến hánh đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt kĩ thuật trên cơ sở chấm điểm.
Các hồ sơ đạt yêu cầu theo số điểm từ tối thiểu trở lên như quy định trong tiêu chuẩn đánh giá sẽ được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục đánh giá trong bước hai.
Bước 2: đánh giá về tài chính để xác định giá đánh giá
Căn cứ giá dự thầu của nhà thầu , bên mời thầu tiến hành xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu theo các nôi dung và trình tự sau:
· Sửa lỗi: đây là việc sửa chữa những sai sót do lỗi số học , lỗi đánh máy , lỗi nhầm đơn vị. Theo quy chế đấu thầu hiện hành , trường hợp hồ sơ dự thầu có lỗi số học sai khác quá 15% theo giá trị tuyệt đối thì hồ sơ dự thầu sẽ không được xem xét tiếp.
· Hiệu chỉnh các sai lệch : bổ sung hoặc điêù chỉnh các nội dung chào thừa hoặc chào thiếu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu , bổ sung hoặc điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự thầu .
· Chuyển đổi giá dự thầu sang một dồng tiền chung: công việc này sẽ được tiến hành thuận lợi nếu có tỷ giá do bên mời thầu quy định tại hồ sơ mời thầu
· Đưa về một mặt bàng để xác định giá đánh giá: Việc đưa về một mặt bàng để xác định giá đánh giá bao gồm những nội dung được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá được duyệt . Xếp hạng theo giá đánh giá các nhà thầu . Nhà thầu nào có giá đánh giá thấp nhất sẽ được đề xuất là đơn vị trúng thầu.
II/ Thực tiễn của cạnh tranh trong đấu thầu ở các doanh nghiệp xây dựng
1. Vai trò của chủ thầu xây dựng
Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của nền kinh tế , các công trình , hạng mục công trình được xây dựng ngày càng nhiều . Do vậy mà sự đóng góp tham gia của các chủ thầu xây dựng càng trở nên quan trọng và có vị trí hết sức đặc biệt.Họ là các nhà thầu xây dựng , có thể là cá nhân , tổ chức trong nước hợc nước ngoài có đăng kí kinh doanh , có tư cách pháp lí hoặc đủ năng lực hành vi dân sự để kí và thực hiện hợp đồng (nếu trúng thầu). Chính bởi lẽ đó nếu một công trình có xuất phát điểm là nguyên nhân , là lí do xây dựng do chủ đầu tư quyết định thì kết quả là việc hoàn thành công trình lại do các chủ thầu quyết định .
Trong nền kinh tế thị trường , khi mà chu cầu cải tạo , nâng cấp xây mới cơ sở hạ tầng và các công trình giao thông , công trình xây dựng ngày một cao , thì vai trò của chủ thầu xây dựng càng trở nên quan trọng. Đây chính là nhân tố quan trọng , quyết định ảnh hưởng tới chất lượng và những gì có liên quan tới công trình.Một nhà thầu xây dựng không chỉ cần có uy tín trên thương trường mà còn cần có lương tâm và trách nhiệm với sản phẩm mà mình tạo ra, có như vậy chúng ta mới có thể tạo ra những công trình còn mãi với thời gian và cũng là cơ hội . là điểm tựa để nhà thầu có cơ hội vươn lên .
Ngày nay , trong nền kinh tế thị trường , khi mà mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu thì hơn ai hết các nhà thầu xây dựng phải là người chịu trách nhiệm cũng như là người đứng mũi chịu sào cho những hậu quả do công trình của mình gây ra. Năng lực , kinh nghiệm và trách nhiệm luôn luôn đè nặng trên vai các nhà thầu xây dựng khi tiếp nhận một công trình.
2. Hình thức cạnh tranh của cá doanh nghiệp trong đấu thầu xây lắp
Đấu thầu xây lắp là loại hình đấu thầu đã khá phổ biến ở nước ta và có sự tham gia đông đảo của nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân . Chính vì thế mà mặc dù thị trường xây dựng công trình là vô cùng rộng lớn và có sức hấp dẫn , song để có thể tìm được chỗ đứng vững chắc và uy tín nhất định , các doanh nghiệp đều phải liên tục đưa ra những phương pháp và đối sách cạnh tranh phù hợp để tồn tại trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Tuy nhiên , với đấu thầu xây lắp , do đặc điểm tính chất công trình mà năng lực tài chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi xét tuyển hồ sơ dự thầu. Chính vì vậy mà hình thức cạnh tanh chủ yếu và phổ biến của các nhầ thầu xây dựng vẫn là cạnh tranh về giá.
Bằng cách hoàn thiện bộ máy nhân sự và máy móc thiết bị kĩ thuật hiện đại , bỏ thầu với mức giá hợp lí , các doanh nghiệp có thể tạo được thế mạnh trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Bởi đấu thầu là một hoạt động cạnh tranh công bằng và minh bạch , do đó nhầ thầu chỉ có thể cạnh tranh với nhau về giá mà thôi. Vì bỏ giá thấp hợp lí là điều kiện tiên quyết đưa nhà thầu đến với tháng lợi trong cuộc cạnh tranh với các nhà thầu khác. Mà để có được giá dự thầu thấp lại không bị lỗ vốn đó là một bài toán nan giải mà chỉ có những nhà thầu có năng lực thực sự mới có thể giải quyết được.
Ngoài ra trong đấu thầu còn có một mục tiêu tối quan trọng nữa mà chủ đầu tư luôn dặt lên hàng đầu , đó là hiệu quả. Hiệu quả cả về mặt tài chính và thời gian. Nghĩa là nhà thầu được chọn sẽ phải đáp ứng được yêu cầu với giá thấp nhất và thời gian thưch hiện gói thầu phải đảm bảo để dự án phát huy tác dụng.
Chúng tôi trên mạng xã hội