PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA DÂN SỐ
1.Quy mô và cơ cấu dân số.
1.1.Quy mô: Được hiểu là tổng số người sinh sống trong một lãnh thổ nhất định, trong một thời gian nhất định.
1.2. Cơ cấu dân số: Bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng chung sống trong một lãnh thổ, họ lại có những đặc điểm riêng có về giới tính, độ tuổi.v.v...Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần phân chia dân số thành những vấn đề khác nhau theo một tiêu thức nào đó. Sự phân chia các nhóm gọi là cơ cấu dân số.
- Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó.
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ hoặc tỷ số giới tính.
- Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số của một lãnh thổ thành dân số cư trú ở thành thị và dân số cư trú ở nông thôn thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn.
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và ổn định.
2. Các quá trình dân số
Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự vận động tự nhiên và xã hội của con người. Sự vận động đó chính là quá trình sinh, chết và di dân. Nó vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển. Do đó, việc nghiên cứu nhằm tác động một cách có khoa học vào sự vận động có ý nghĩa to lớn tới sự phát triển của xã hội loài người.
2.1. Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh.
- Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em sinh sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức sinh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinh sống là sự kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệu của sự sống như hơi thở, tim đập, cuống rốn rung động hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt.
- Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rất nhiều thước đo khác nhau và mỗi thước đo đều chứa đựng những ưu điểm riêng biệt. Sau đây là một số thước đo cơ bản.
+Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 dân số trung bình năm đó.
Đây chỉ là chỉ tiêu "thô" về mức sinh bởi lẽ mẫu số bao gồm toàn bộ dân số, cả những thành phần dân số không tham gia vào quá trình sinh sản như: đàn ông, trẻ em, người già hay phụ nữ vô sinh.
Ưu điểm: Đây là một chỉ tiêu qua trọng và được sử dụng khá rộng rãi, dễ tính toán, cần ít số liệu, dùng trực tiếp để tính tỷ lệ tăng dân số.
Nhược điểm: Không nhạy cảm đối với những thay đổi nhỏ của mức sinh, chịu nhiều ảnh hưởng của cấu trúc theo giới tính, theo tuổi của dân số, phân bố mức độ sinh của các tuổi trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân.
+ Tỷ suất sinh chung: Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với một nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ.
Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi và giới - nó không so với 1000 dân nói chung mà chỉ so với 1000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân.
+ Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: Đối với các độ tuổi khác nhau , mức sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau. Do vậy cần xác định mức sinh theo từng độ tuổi của phụ nữ.
Để xác định được ASFR cần có hệ thống số liệu chi tiết, hơn nữa mặc dù mức sinh ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi gần nhau, mức sinh không khác nhau nhiều. Do vậy, trong thực tế người ta thường xác định tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Thường toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia thành 7 nhóm mỗi nhóm 5 tuổi.
2.2. Mức chết và các thước đo chủ yếu
- Mức chết: Chết là một trong những yếu tố của quá trình tái sản xuất dân số, là hiện tượng tự nhiên, không thể tránh khỏi đối với mỗi con người. Nếu loại bỏ sự biến động cơ học, tăng tự nhiên dân số bằng hiệu số sinh và số chết. Vì vậy, việc tăng hay giảm số sinh hoặc số chết đều làm thay đổi quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng tự nhiên của dân số. Đồng thời trong quá trình tái sản xuất dân số, các yếu tố sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sinh đẻ nhiều hay ít, mau hay thưa, sớm hay muộn đều có thể làm tăng hoặc giảm mức chết. Ngược lại mức chết cao hay thấp sẽ làm tăng hoặc giảm mức sinh.
Chính vì vậy việc giảm mức chết là nghĩa vụ và trách nhiệm thường xuyên của mọi nước, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Giảm mức chết vừa có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc.
Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó.
Để đánh giá mức độ chết cần dùng các thước đo. Có nhiều thước đo khác nhau. Mỗi thước đo phản ánh một khía cạnh này hay khía cạnh khác của mục đích nghiên cứu và mỗi thước đo có những ưu điểm, nhược điểm riêng.
- Các thước đo chủ yếu:
+ Tỷ suất chết thô (CDR): Biểu thị số người chết trong một năm trong một ngàn người dân trung bình năm đó ở một lãnh thổ nhất định.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, xác định nó không cần lượng thông tin nhiều, và phức tạp do đó nó được sử dụng rộng rãi trong các án phẩm quốc gia và quốc tế nhằm đánh giá một cách tổng quát mức độ chết của dân cư giữa các nước, các thời kỳ. Trực tiếp tính toán tỷ suất gia tăng tự nhiên.
Nhược điểm: Không đánh giá chính xác mức độ chết của dân cư, bởi vì trong chừng mực nhất định nó phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu dân số. Do vây, khi so sánh tỷ suất chết thô giữa các vùng, hoặc các thời kỳ khác nhau không phản ánh chính xác mức độ chết của dân cư vì sự khác biệt giữa cơ cấu giới và cơ cấu tuổi. Để khắc phục người ta dụng biện pháp chuẩn hoá; đó là việc biến các tỷ suất chết thô có cấu trúc tuổi và giới khác nhau thành các tỷ suất chết tương ứng có cấu trúc tuổi và giới giống nhau để so sánh.
Ưu điểm: Phản ánh mức độ chết ở từng độ tuổi, so sánh giữa các vùng, các thời kỳ mà không chịu ảnh hưởng của cấu trúc tuổi.
Nhược điểm: Chưa phản ánh mức chết bao chùm của cả dân số, cần nhiều số liệu chi tiết cho tính toán. Để khác phục cần kết hợp với việc xác định tỷ suất chết thô và chỉ tính tỷ suất đặc trưng cho từng nhóm tuổi.
+ Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân tích về chết của dân số, bởi vì nó là chỉ tiêu rất nhạy cảm nhất đánh giá mức độ ảnh hưởng của y tế, bảo vệ sức khoẻ trong dân cư. Mức độ này có ảnh hưởng to lớn tới mức độ chết chung, đến tuổi thọ bình quân và có tác động qua lại với mức sinh.
Chúng tôi trên mạng xã hội