MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD.................. 4
I. Khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD............................................................... 4
1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh.................................................... 4
2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...................................... 4
3. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD........................................................ 5
3.1. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp................. 5
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD........................... 6
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp...... 7
1.1. Các nhân tố bên ngoài.......................................................................... 7
4.2. Các nhân tố bên trong....................................................................... 10
5. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD.................................................... 13
III. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD......................................... 14
1. Chỉ tiêu doanh lợi..................................................................................... 15
2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh kinh tế.............................................................. 15
3. Hiệu quả sử dụng vốn............................................................................... 16
4. Hiệu quả sử dụng lao động........................................................................ 17
5. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.............................................................. 18
III. Tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp............ 18
1. Những tác động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD................. 18
1.1. CPH huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào hoạt động SXKD......... 18
1.2. CPH tạo ra doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu.................................... 19
1.3. CTCP tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.. 20
1.4. CTCP tạo ra cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, linh hoạt ... 20
2. Những vấn đề còn vướng mắc phát sinh trong CTCP làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp............................................................... 21
2.1. Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa CTCP và Nhà nước.......... 21
2.2. Những bất cập trong quản trị doanh nghiệp........................................ 22
2.3. Những vấn đề tồn đọng của quá trình CPH........................................ 23
2.4. Những vấn đề về tài chính và lao động................................................ 24
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC......................................................... 26
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc.................... 26
1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................. 26
2. Tình hình lao động trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc............. 28
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc...................... 28
3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc... 29
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận................................................ 30
4. Đặc điểm cơ cấu vốn, cổ phần, cô phiếu và cổ đông................................... 33
5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty................................................. 36
5.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty...................................... 36
5.2. Các hình thức kinh doanh cụ thể ........................................................ 37
II. Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH.......................................................................................................... 39
1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty......... 39
1.1. Năng lực nội bộ công ty ..................................................................... 40
1.2. Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của công ty............ 41
2. Thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH...................... 44
3. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH............................................................................................................. 46
3.1. Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn hậu CPH...................................... 46
3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD............................................... 52
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC.................................... 62
I. Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc năm 2006........................................................................................................................ 62
1. Về tổ chức và lao động ............................................................................. 63
2. Kế hoạch SXKD, các chế độ chính sách đối với nhà nước ......................... 64
3. Kế hoạch phương tiện .............................................................................. 65
4. Kế hoạch SXKD của Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa năm 2006 ..................... 66
5. Kế hoạch kinh doanh trung tâm đào tạo năm 2006...................................... 67
II. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc................................................................................................. 68
1. Giải pháp về phía công ty.......................................................................... 68
1.1. Giải pháp về vốn và tài chính.............................................................. 68
1.2. Giải pháp về lao động........................................................................ 70
1.3. Tối thiểu hoá các chi phí nhằm tăng lợi nhuận tương quan.................. 72
2. Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan......................... 73
2.1.Giải pháp về vốn................................................................................. 73
2.2. Các giải pháp nhằm đẳm bảo doanh thu cho doanh nghiệp ................. 74
2.3. Một số giải pháp khác........................................................................ 75
KẾT LUẬN..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 78
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hành đầu , quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại phải làm ăn “có lãi”, nhất là những doanh nghiệp đã tiến hành CPH bước vào hoạt động với tư cách là CTCP, vận hành theo cơ chế thị trường tự chịu trách nhiệm với công việc sản xuất kinh doanh của mình. Nâng cao hiệu quả SXKD là nhiệm vụ chủ đạo của mỗi doanh nghiệp.
- CPH đang bước vào giai đoạn mở rộng và sẽ được thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt trong thwòi gian tới nhằm đáp ứng với lộ trình hội nhập mà cụ thể là mục tiêu ra nhập WTO vào năm nay của chúng ta Nhưng để làm tốt công vịêc đó thì vấn đề rất được quan tâm là hoạt động của những doanh nghiệp sau CPH mà yếu tố được đặt lên hàng đầu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó. Làm rõ được vấn đề hiệu quả SXKD sẽ thấy được những mặt chủ yếu đã đạt được và những tồn tại vướng mắc cần giải quyết, rút kinh nghiệm để áp dụng vào giai đoạn sau.
- Tham gia thực tập ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc sau một thời gian tìm hiểu đã nhận thấy một vấn đề nổi bật là trước đây do sức ép của cơ chế thị trường có rất nhiều lực lượng vận tải mới thành lập, tư nhân và cả các cá nhân có phương tiện đưa ra hoạt động. Hơn nữa, phương tiện vận tải của các ngành khác như xây dựng, năng lượng, dịch vụ cũng được chủ phương tiện vận dụng khai thác tối đa khai thác tối đa vào thị trường vận tải. Các doanh nghiệp vận tải ô tô trong đó có công ty vận tải ô tô Vĩnh Phúc muốn tồn tại và phát triển và khẳng định mình phải nhanh chóng thay đổi cơ chế trước hết là đổi mới công tác tổ chức và quản lý. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp đã tiến hành CPH từ năm 2000. Thực trạng hoạt động và kết quả kinh doanh trong thời gian sau CPH đã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực khẳng định sự đúng đắn trong quyết định đổi mới, song không vì vậy mà không có những tồn tại thiếu sót cần phát hiện và sửa đổi kịp thời để công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Là sinh viên tham gia thực tập ở công ty Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc, được sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tổ chức hành chính của công ty và sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá” cho báo cáo thực tập của mình và mạnh rạn đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD. Do thời gian thực tập và trình độ nhận thức có hạn, em mong được sự nhận xét góp ý và sửa chữa để báo cáo được hoàn thiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhằm đưa ra những lý luận chung về hiệu quả hoạt động SXKD trong doanh nghiệp. Làm rõ được ý nghĩa và mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Thấy được những yếu tố quyết định cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD nhất là với các doanh nghiệp sau khi CPH.
- Phản ánh thực trạng kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH nước ta nói chung và thực trạng kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng giai đoạn sau CPH. Thấy được những biến chuyển tích cực về mặt hiệu quả SXKD, đặc biệt rút ra được nhữg tồn tại yếu kém gây cản trở việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp giai đoạn hậu CPH ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận và thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp giai đoạn hậu CPH
- Nghiên cứu cụ thể thực trạng hoạt động SXKD và hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc, so sánh với hiệu quả hoạt động SXKD trước khi công ty tiến hành CPH
4. Quan điểm nghiên cứu
- Hiệu quả hoạt động SXKD đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp nhất là các CTCP muốn tồn tại thích nghi với những biến đổi của thị trường cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, dựa vào nội lực của mình để vươn lên nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả hoạt động SXKD.
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD gắn với kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Trong đó người lao động là động lực trực tiếp quyết định hiệu quả hoạt động SXKD.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình viết báo cáo, trong thời gian tìm hiểu, thu thập dữ liệu em đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; phương pháp thống kê- so sánh; phương pháp phân tích- tổng hợp
6. Nội dung nghiên cứu
Báo cáo thực tập chuyên đề với đề tài “ Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH” đưa ra nội dung chủ yếu là vấn đề hiệu quả hoạt động SXKD ở các doanh nghiệp sau CPH nói chung và ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng. Báo cáo nêu bật được thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, những chỉ tiêu đo lường, những nhân tố ảnh hưởng, vai trò và bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu những vấn đề trên để thấy được những mặt tồn tại yếu kém ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD cần khắc phục nhằm đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Hơn nữa là sự tổng kết kinh nghiệm cho giai đoạn CPH mở rộng thời gian tới của Đảng và Nhà nước ta đáp ứng nhu cầu hội nhập thông qua kết quả hoạt động của các doanh nghiệp đã CPH.
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
Khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD
1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khă năng kinh doanh.
“ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường”[1]
Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đì
Chúng tôi trên mạng xã hội