CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ THÁI LỢI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các dịch vụ sau bán hàng.
Tóm lại: hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 quá trình có liên quan:
Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.
Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng.
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt... Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa.
3. Ý nghĩa của hoạt động thị trường sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước, đó là:
Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp hạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
S lợi nhuận = S doanh thu - S chi phí
Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít thì lợi nhuận sẽ thấp, hoặc có thể hòa vốn hoặc lỗ.
Thứ hai: Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp:
Vị thế doanh nghiệp biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóa được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ ba: Đảm bảo tái sản xuất liên tục:
Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng , nó diễn ra trôi chảy. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi. Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất. Do đó, thị trường có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
4.1. Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp.
Hàng hóa tiêu thụ trong kỳ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như số lượng, chất lượng, giá bán và việc tổ chức công tác tiêu thụ.
4.1.1. Khối lượng sản phẩm hàng hóa.
Doanh nghiệp muốn đạt được khối lượng tiêu thụ cao thì trước hết phải có đủ sản phẩm, hàng hóa cung cấp cho tiêu thụ.
Khối lượng sản phẩm | = | Số sản phẩm | + | Số hàng hóa mua vào | - | Số xuất khác |
Khối lượng sản phẩm hàng hóa bán ra | = | Số SP, HH, tồn đầu kỳ | + | Số HH mua vào hoặc sản xuất trong kỳ | - | Số xuất khác và tồn kho cuối kỳ |
4.1.2. Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Chất lượng sản phẩm hàng hóa là tổng hợp các tính chất của hàng hóa mà từ đó hàng hóa có công dụng nhất định. Chất lượng sản phẩm là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và vươn lên cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp là công việc rất quan trọng của các nhà kinh doanh và ảnh hưởng to lớn đến khối lượng tiêu thụ. Khi mà sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt thì sản phẩm sẽ có uy tín trên thị trường, khối lượng tiêu thụ tăng nhanh và kết thúc nhanh vòng chu chuyển vốn.
4.1.3. Giá bán sản phẩm.
Giá bán là một nhân tố có ảnh hưởng không ít đến khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ (xét cả về mặt giá trị và hiện vật), ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường thì giá cả bán sản phẩm hàng hóa là do từng đơn vị sản phẩm kinh doanh định đoạt. Nhìn chung giá bán của đơn vị hàng hóa cao thì khối lượng tiêu thụ giảm và ngược lại. Trong điều kiện bình thường, giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ có quan hệ ngược chiều nhau.
Đường cong biểu thị mối quan hệ giữa cầu và giá có dạng như sau:
Hình 1.2. Đồ thị biểu thị giữa cầu và giá
Y1, Y2: là đường cong bán hàng tùy theo giá. Khối lượng hàng hóa thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hóa.
4.1.4. Tổ chức công tác tiêu thụ.
Bao gồm hàng loạt công việc tiêu thụ khác nhau từ công việc quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng vận chuyển, điều tra nghiên cứu nhu cầu khách hàng.. cuối cùng là việc khẩn trương thu hồi tiền bán hàng. Đây là những biện pháp chủ quan của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ được nhanh chóng.
4.2. Những nhân tố thuộc người mua.
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng luôn là những "ông vua" của nhu cầu (tự nhiên gay mong muốn), mức tiêu thụ, thói quen, tập tính sinh hoạt, phong tục... của người tiêu dùng là những nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng hàng tiêu thụ. Trong đó, mức thu nhập của khách hàng có tính chất quyết định lượng hàng mua. Thông thường, khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của khách hàng tăng lên.
4.3. Những nhân tố thuộc về Nhà nước.
Thuế khóa, chính sách tiêu thụ, chính sách bảo trợ của Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh và tiêu dùng là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến mức sản xuất, mức tiêu thụ. Nhà nước sử dụng các chính sách tài chính (thuế, lãi suất) để khuyến khích vay hay hạn chế việc sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa.
5. Nội dung của Công tác tiêu thụ sản phẩm
5.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ.
Để thành công trên thương trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp mình để từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Việc nghiên cứu thị trường tạo điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp xâm nhập và thích ứng với thị trường và làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó.
Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 3 bước:
- Thu thập thông tin
- Xử lý thông tin
- Ra quyết định
5.2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng có ý nghĩa sống còn đến một doanh nghiệp. Muốn thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm phải xác định được một chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm bao gồm chiến lược sản phẩm (thể hiện mối quan hệ sản phẩm và thị trường), đặt hàng sản xuất, chính sách giá cả hàng hóa, khối lượng sản xuất, phân phối hàng hóa cho các kênh tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp cần đưa ra thị trường những sản phẩm mà người tiêu dùng cần chứ không phải là đưa ra cái mà doanh nghiệp có.
5.3. Chính sách giá bán
Việc định ra chính sách giá bán linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình như: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lượng tiêu thụ hoặc thâm nhập và mở rộng thị trường... bởi vậy, chính sách giá của doanh nghiệp phù hợp với xu thế thị trường sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Chính sách giá hướng chủ yếu vào các vấn đề sau:
- Xác định các giới hạn và độ linh hoạt cần thiết
- Các chính sách định giá bán
5.4. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng.
Mặt khác cũng có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đại đa số các sản là những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng... trong quá trình tiêu thụ, nói chung đều thông qua một số kênh chủ yếu. Việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thông qua 2 hình thức, đó là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Hai hình thức này hình thành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi kênh đều có ưu và nhược điểm riêng, do vậy việc lựa chọn kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô, uy tín, mặt hàng... của doanh nghiệp.
5.5. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
a) Quảng cáo
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin cho các phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Thực chất của quảng cáo là thông tin đến công chúng, người tiêu dùng về sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm ấy.
b) Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác
Bao gồm:
- Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề, mời ăn, tặng quà.
- Chiêu hàng
- Chào hàng
- Hội trợ triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp với khách hàng và công chúng.
- Xúc tiến bán hàng
- Khuyến mãi, khuyếch trương nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường.
- Phương thức thanh toán linh hoạt
6. Phân tích và Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ
Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ THÁI LỢI
1. Lịch sử hình thành phát triển của Công ty Thái Lợi
Công ty In bao bì Thái Lợi ra đời và đi vào hoạt động vào ngày 7/9/1999. Công ty có tài khoản riêng, có con dấu để giao dịch và hoạt động. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 42/128 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội.
Trong buổi đầu sơ khai, với quy mô là một xưởng in nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, phương tiện, dụng cụ sản xuất còn lạc hậu nên hiệu quả sản xuất còn rất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả Công ty đã phục vụ tốt nhu cầu của thị trường và phát triển sản phẩm ngày một đa dạng hơn.
Đến năm 2000 trước yêu cầu của việc đổi mới nền kinh tế, Công ty đã thực hiện sản xuất kinh doanh đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, đảm bảo nâng cao đời sống công nhân viên. Đặc biệt trong giai đoạn này, đất nước ta mở rộng hợp tác về kinh tế. Về nhiều mặt với các nước trên thế giới, mở ra cho mọi thành phần kinh tế tầm nhìn mới, thị trường mới, do đó sản phẩm của Công ty cũng đòi hỏi có nhiều đổi mới về chất lượng, mẫu mã một cách đa dạng nhằm quản cáo giới thiệu sản phẩm về các ngành khác.
Hiện nay mặc dù với quy mô sản xuất không lớn nhưng Công ty luôn luôn vươn lên tự hoàn thiện và khẳng định mình. Công ty thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị có tính năng tác dụng cao áp dụng vào sản xuất. Song song với việc đầu tư, Công ty không ngừng tiến hành sửa chữa, nâng cấp tính năng sử dụng của máy móc thiết bị cũ một cách kịp thời, hiệu quả và hợp lý, góp phần không nhỏ vào việc làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời Công ty cũng lấy việc tổ chức học tập, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên làm tiền đề cơ bản cho quá trình đổi mới và phát triển.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH In Bao bì Thái Lợi
Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ và xưởng sản xuất, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty từng bước điều chỉnh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của mình ngày càng khoa học hơn. Công ty là một thể thống nhất trong đó các bộ phận hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng cùng dựa trên mục tiêu cơ bản là khả năng sinh lợi, tăng trưởng và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Chúng tôi trên mạng xã hội