Chuyên đề: Huy động và quản lý điều hành vốn tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh Hà Giang
  • Chuyên đề: Giải pháp huy động và quản lý điều hành vốn tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 14 Lượt xem
  • Mã tài liệu: QT070
  • Số trang: Liên hệ
  • Quỹ Hỗ trợ phát triển là một tổ chức Tài chính của Nhà nước trực thuộc Chính phủ, có chức năng huy động vốn trung hạn, dài hạn và ngắn hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

CHƯƠNG I
VỐN VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI CHI NHÁNH QUỸ HTPT HÀ GIANG

I/ VỐN HUY ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH QUỸ HTPT HÀ GIANG
1.  Quỹ Hỗ trợ phát triển và vốn huy động của Quỹ Hỗ trợ phát triển
1.1 Quỹ Hỗ trợ phát triển và khái quát hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang
Quỹ Hỗ trợ phát triển là tổ chức Tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ thực hiện công tác huy động vốn và cho vay theo quy định của Chính phủ và được cấp bù chệnh lệch lãi suất huy động vốn và cho vay. Quỹ HTPT hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang bao gồm :
* Hoạt động cho vay - thu nợ các dự án đầu tư
* Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
* Cho vay hỗ trợ xuất khẩu
* Bảo lãnh vay vốn đối với các chủ đầu tư, tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư
* Cho vay lại nguồn vốn ODA
* Uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay vốn đầu tư
* Huy động vốn trung, dài hạn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
* Tổ chức thanh toán với khách hàng
* Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ giao

1.2. Nguồn vốn huy động và hình thức huy động vốn của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang
1.2.1. Khái niệm nguồn vốn huy động
Vốn huy động là những phương tiện tiền tệ mà Quỹ huy động được thông qua quá trình nhận tiền gửi và nhận tiền vay của các tổ chức các đơn vị.
Vốn huy động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó không những phản ánh khả năng huy động vốn của đơn vị mà còn là yếu tố quyết định việc đầu tư vào các dự án.
Do đó Chi nhánh luôn tìm mọi biện pháp để tăng cường công tác huy động vốn và đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả.
1.2.2. Nguồn vốn Chi nhánh Quỹ được huy động
          Theo quy định tại công văn số 2565 HTPT/KHNV ngày 23 tháng 12 năm 2002 về việc huy động vốn tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển thì nguồn vốn Chi nhánh Quỹ được huy động bao gồm :
1.2.2.1. Vốn vay từ các Quỹ
          Đây là nguồn vốn nhàn rỗi của các Quỹ đầu tư tại địa phương chưa có nhu cầu đầu tư hay sử dụng vào mục đích cụ thể của các Quỹ. Do đó các Quỹ này có thể lựa chọn hình thức gửi vào Quỹ HTPT hay các tổ chức tài chính - tín dụng với hình thức phù hợp.
          Ví dụ : Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ tiết kiệm bưu điện, quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài.
1.2.2.2. Tiền gửi, vốn khấu hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển sản xuất và các nguồn vốn hợp pháp khác của các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính - tín dụng, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn
          Theo quy định của Chính phủ quy định hoạt động của Quỹ bao gồm việc cấp phát vốn khấu hao cơ bản, cấp phát vốn đầu tư xây dựng của bảo hiểm xã hội... Trong điều kiện các đơn vị này chưa sử dụng đến nguồn vốn cấp phát và thoả thuận giữa Quỹ HTPT với các đơn vị này Quỹ HTPT có thể huy động nguồn vốn chưa sử dụng.
1.2.2.3.Vốn từ phát hành tín phiếu, trái phiếu Chính phủ.
1.2..2.4 Các nguồn vốn khác theo quy định tại quyết định số 13/2000/QĐ-HĐQL ngày 2 tháng 3 năm 2000 của Hội đồng quản lý Quỹ HTPT.
          Các nguồn vốn này của các doanh nghiệp chưa sử dụng đến gửi vào Quỹ, hay Quỹ vay theo thoả thuận.
1.2.3. Các hình thức huy động vốn của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang
1.2.3.1. Huy động bằng hình thức mở tài khoản tiền gửi giao dịch
Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc đơn vị giao dịch với Quỹ gửi vào Quỹ nhờ Quỹ giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép , các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và các đơn vị đều được Quỹ thực hiện. Các khoản thu  bằng tiền của Doanh nghiệp, đơn vị đều có thể được nhập vào tài khoản thanh toán theo yêu cầu.
Đối với loại tiền gửi này các doanh nghiệp, đơn vị trong quy trình hoạt động muốn thực hiện giao dịch với nhau thông qua Quỹ hoặc hệ thống Ngân hàng thì phải mở tài khoản. Việc mở tài khoản này giúp cho các tổ chức và đơn vị  bảo quản an toàn vốn, đồng thời được hưởng các dịch vụ thanh toán từ Quỹ.
Về phía Quỹ, chỉ cần bỏ ra những chi phí về quản lý tài khoản và trả lãi với mức lãi suất thấp là có thể sử dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ sung nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. Tuy nhiên lợi thế này đối với Quỹ còn phụ thuộc vào từng thời kỳ trong năm và khả năng dự đoán về biến động trên số dư tiền gửi không kỳ hạn này. Và phụ thuộc vào hạn mức tín dụng của đơn vị được Quỹ Trung ương giao trong năm.
Đối với hình thức huy động này Quỹ HTPT chỉ cần yêu cầu các đơn vị mở tài khoản tiền gửi theo quy định.

1.2.3.2.Huy động bằng hình thức ký kết hợp đồng tiền gửi
Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn : Đối với hệ thống Quỹ hợp đồng này được chia ra như sau :
- Loại có kỳ hạn dưới 1 năm : Theo sự thoả thuận của Quỹ với bên gửi có thể là 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng ... nhưng mức thấp nhất là 3 tháng. Điều này khác so với các Ngân hàng thương mại.
- Loại trên 1 năm : Cũng theo sự thoả thuận của Quỹ với khách hàng thời hạn gửi có thể là 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm nhưng phải tròn năm.
- Loại không kỳ hạn : Không tính thời hạn gửi Quỹ chỉ căn cứ vào số ngày phát sinh thực tế của đơn vị gửi vào Quỹ tính theo lãi suất quy định theo từng thời kỳ của Quỹ Trung ương để thanh toán lãi cho khách hàng và trả gốc cho khách hàng khi có nhu cầu rút vốn.

(Mẫu)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TIỀN GỬI
Số:  ..../HĐVV/200..
          - Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/9/1989;
          - Căn cứ Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế;
- Căn cứ Quyết định số 13/2000/QĐ-HĐQL ngày 02/3/2000 của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ phát triển về việc ban hành quy chế huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Quỹ Hỗ trợ phát triển;
- Căn cứ Công văn số 2565 HTPT/KHNV ngày 23/12/2002 của Quỹ Hỗ trợ phát triển về việc hướng dẫn huy động vốn tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển;
- Trên cơ sở nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm nay, ngày ...... tháng ...... năm 200...., tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Chúng tôi gồm:
I. Bên nhận tiền gửi (bên A):...............................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Điện thoại:....................................................... Fax:..............................................
Tài khoản tiền gửi số:...................................... Mở tại:..........................................
Người đại diện là ông (bà):............................................... Chức vụ:......................
Giấy uỷ quyền số (nếu có):....................... do ông (bà):..........................uỷ quyền
I. Bên gửi tiền (bên B):........................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Điện thoại:....................................................... Fax:..............................................
Tài khoản tiền gửi số:...................................... Mở tại:..........................................
Người đại diện là ông (bà):............................................... Chức vụ:......................
Giấy uỷ quyền số (nếu có):....................... do ông (bà):..........................uỷ quyền
          Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng vay vốn theo các điều khoản sau đây:
Điều 1: Số tiền gửi, thời hạn gửi tiền, lãi suất, phương thức chuyển tiền
Bên A nhận tiền gửi VNĐ của bên B theo các nội dung sau:
Số tiền bằng số:......................................................................................................
Bằng chữ: ...............................................................................................................
Thời hạn gửi tiền: ..................................................................................................
Ngày gửi: ............................................................Ngày đến hạn: ..........................
Lãi suất (cố định - tính theo năm):.........................................................................
Phương thức chuyển tiền gửi: Tiền gửi được bên B chuyển một lần vào bên A.
Điều 2: Phương thức trả lãi
          Tiền lãi được trả sau, mỗi năm 1 lần (đối với Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn từ
1 năm trở xuống, tiền lãi được trả một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn; đối với Hợp đồng tiền gửi không kỳ hạn, tiền lãi được trả hàng tháng).
Tiền lãi được xác định trên cơ sở số dư tiền gửi, thời gian tính lãi và lãi suất áp dụng.
Trong trường hợp bên B rút tiền gửi trước hạn, bên B được hưởng lãi suất theo quy định của bên A.
Trường hợp đến hạn thanh toán, bên B không thực hiện rút tiền và giữa bên A và bên B không có thoả thuận khác: Bên A không nhập lãi vào gốc và theo dõi riêng: Tiền lãi áp dụng lãi suất không kỳ hạn; tiền gốc tính tiếp một kỳ hạn mới bằng kỳ hạn thoả thuận ban đầu, lãi suất áp dụng là lãi suất do Quỹ HTPT thông báo, có hiệu lực tại thời điểm bắt đầu kỳ hạn mới.
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của bên A
          1. Quyền của bên A:
- Được quyền xem xét, quyết định việc rút tiền trước hạn của bên B.
2. Nghĩa vụ của bên A:
- Có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên B (cả gốc và lãi) khi số tiền do bên B gửi tại bên A đến hạn thanh toán.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B (như xác nhận số dư, phong toả số dư,...) khi bên B sử dụng Hợp đồng tiền gửi làm tài sản bảo đảm hoặc chiết khấu.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên B
1. Quyền của bên B:
- Được hưởng lãi tiền gửi theo lãi suất thoả thuận với bên A tại Hợp đồng tiền gửi này kể từ ngày bên A nhận được tiền gửi của bên B.
- Được bảo đảm thanh toán đầy đủ (cả gốc và lãi) khi tiền gửi đến hạn thanh toán.
- Được rút tiền trước hạn nếu việc rút tiền trước hạn thuộc các trường hợp mà hai bên đã thoả thuận.
- Được sử dụng Hợp đồng tiền gửi làm tài sản bảo đảm trong hệ thống Quỹ HTPT.
- Được bên A tạo điều kiện thuận lợi (như xác nhận số dư, phong toả số dư,...) khi sử dụng Hợp đồng tiền gửi làm tài sản bảo đảm hoặc chiết khấu tại các Tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (trường hợp Hợp đồng tiền gửi được các Tổ chức này chấp nhận).

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay28,889
  • Tháng hiện tại240,068
  • Tổng lượt truy cập1,163,609
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây