LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách Tài chính quốc gia là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế, là tổng thể các chính sách và giải pháp về Tài chính - tiền tệ trong việc khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mặt khác thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mà nguồn thu ngân sách hàng năm chiếm 18% đến 20% GDP. Do vị trí quan trọng của thuế, đòi hỏi phải thu đúng,thu đủ, chống thất thu có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành phần kinh tế phát triển tạo nên tính cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời vấn đề quản lý và thu thuế như thế nào đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế ở các địa phương khác nhau trong lĩnh vực thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách Nhà nước là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết.
Kinh tế Việt Nam đang có những biến đổi căn bản trên ba lĩnh vực mà chủ yếu là phát triển kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Vấn đề đặt ra đồng thời cải cách hệ thống chính sách thuế cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong các giai đoạn đổi mới của nền kinh tế Việt Nam.
Quá trình cải cách chính sách thu thuế, mặc dù đã đáp ứng được phần nào tính ưu việt của nó. Nền kinh tế Việt Nam trước nhu cầu phát triển và hội nhập hệ thống chính sách thuế đã bộc lộ những nhược điểm không phù hợp với tình hình hiện nay và sắp tới.
Căn cứ vào luật thuế, chính sách thuế theo quy định hiện hành và tổ chức triển khai thực hiện quản lý thu thuế ở địa phương, từ đó đóng góp, bổ sung vào việc hoàn thiện chính sách thuế và tổ chức quản lý thu thuế hiện nay.
Đổi mới tổ chức quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang là một nhu cầu tất yếu. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: "Đổi mới công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang" với các mục tiêu sau:
1. Thực trạng quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 1998 đến 2003.
2. Phương hướng đổi mới công tác quản lý thu thuế trên địa bàn Hà Giang.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Kết quả thu thuế được phân tích dựa trên các số liệu trong các năm 1998 đến 2003.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Phương pháp thống kê biểu mẫu, phương pháp so sánh phân tích tổng hợp… cũng được sử dụng.
4. Kế hoạch nghiên cứu
STT | Nội dung | Thời gian thực hiện | Kết quả cần đạt |
1 | Xây dựng đề cương | Tháng 01/04 | Bản đề cương |
2 | Thu thập số liệu | Tháng02 - 03/04 | Các số liệu cơ bản của đề tài |
3 | Nhập và xử lý số liệu | Tháng 04/04 | Số liệu được nhập |
4 | Viết báo cáo | Tháng 05/04 | Đề tài nghiên cứu |
5 | Sửa chữa và in ấn | Tháng 05/04 | Đề tài hoàn chỉnh |
Chương I
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ THU THUẾ
TẠI HÀ GIANG TỪ 1998 - 2003
1.1. Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang tác động đến tổ chức thu thuế và thực hiện chính sách thuế.
1.1.1.Một số nét về địa lý dân số.
Hà Giang là một Tỉnh miền núi nằm ở cực bắc Tổ quốc Việt Nam. Nơi đây cộng đồng gồm 22 dân tộc anh em đang sinh sống, với truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam.
-Tổng diện tích tự nhiên : 7.884 km2
Trong đó: + Đất nông nghiệp : 1.061km2
+ Đất lâm nghiệp : 2.780km2
+ Đất chưa sử dụng: 3.935km2
- Dân số: 584.214 người
Trong đó: + Dân tộc H' Mông : 31,12%
+ Dân tộc Tày : 26,14%
+ Dân tộc Dao : 15,39%
+ Dân tộc Kinh : 10,93%
- Đơn vị hành chính: 10 Huyện,thị xã - 184 xã, phường, thị trấn, gồm:
+ Thị xã Hà Giang : 8 xã, phường.
+ Huyện Bắc Mê: 13 xã
+ Huyện Bắc Quang: 31 xã, thị trấn.
+ Huyện Quản Bạ: 12 xã
+ Huyện Vị Xuyên: 23 xã, thị trấn.
+ Huyện Yên Minh: 16 xã
+ Huyện Hoàng Su Phì: 27 xã.
+ Huyện Đồng Văn: 18 xã
+ Huyện Xín Mần: 20 xã.
+ Huyện Mèo Vạc: 16 xã
1.1.2. Tình hình kinh tế.
Kinh tế Hà Giang chủ yếu là Nông - Lâm nghiệp, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, không thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Thu nhập GDP đầu người thấp (năm 2002:1.352.000đ/người). Kinh tế còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Toàn tỉnh chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất, đầu tư nước ngoài chưa có.
Chi ngân sách chủ yếu do Trung ương trợ cấp (thu ngân sách tại địa bàn mới đảm bảo 12 - 15% chi thường xuyên). Nên việc tích lũy đầu tư mở rộng rất hẹp, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, khai thác tiềm năng thế mạnh của ba vùng kinh tế, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sản xuất hàng hoá phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang.
1.2. Tình hình quản lý thu thuế ở Hà Giang.
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Thuế.
Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự tồn tại của Nhà nước sự phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ tạo ra sự hình thành của bộ máy Nhà nước phải có một khoản ngân sách ổn định đó là thuế. Trên các góc độ khác nhau, thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để phục vụ nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngành Thuế.
* Chức năng.
Ngành thuế là một tổ chức thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các khoản thu nội địa bao gồm phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước (gọi chung là thuế) theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
- Phân tích đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, công tác thuế trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các Chi cục thuế trong việc tổ chức quản lý thu thuế.
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền và cung cấp các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân nộp thuế.
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thu thuế theo quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế. Lập sổ thuế, kiểm tra việc tính thuế, phát hành thông báo thuế, các lệnh thu thuế, ..., đôn đốc các tổ chức và cá nhân nộp thuế thực hiện nộp đầy đủ kịp thời tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước.
- Thanh tra, kiểm tra kiểm soát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật đối với tổ chức và cá nhân nộp thu, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức và cá nhân được ủy nhiệm thu thuế.
Quyết định xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế theo quy định của pháp luật. Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế.
- Tổ chức tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục thuế.
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý ấn chỉ. Lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành của cơ quan cấp trên, Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan, tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục thuế.
- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ. Kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục thuế.
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, truy thu về thuế theo quy định của pháp luật.
- Được quyền yêu cầu các tổ chức cá nhân nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc cho việc quản lý thu thuế. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.
- Được quyền ấn định số thuế phải nộp thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật thuế theo quy định của pháp luật. Được quyền thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức cá nhân nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
- Cục trưởng Cục thuế được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
Chúng tôi trên mạng xã hội