LỜI MỞ ĐẦU
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước với vai trò như một “bà đỡ” để nâng đỡ các doanh nghiệp và giúp họ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Còn hiện nay, khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ giữ vai trò tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động. Muốn đứng vững và tồn tại được trong xu hướng hội nhập, mở cửa nền kinh tế và có sự cạnh tranh gay gắt, thì mỗi doanh nghiệp cần phải khẳng định được rằng: Muốn tồn tại và phát triển bắt buộc doanh nghiệp phải tự hạch toán cả đầu vào, đầu ra, tự sản xuất sản phẩm và quan trọng hơn là phải tự tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình sản xuất. Tất cả những điều đó đã tạo ra những cơ hội to lớn, đồng thời cũng là những thách thức đáng kể đối với mỗi doanh nghiệp.
Để đạt tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và siêu lợi nhuận thì các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải luôn đề ra những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm hay không? Tiêu thụ không những là mấu chốt quyết định sự tăng trưởng mà còn quyết định đến cả khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ khi nào công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì khi đó doanh nghiệp mới có doanh thu, có điều kiện để tái sản xuất, tăng nguồn tích lũy cho bản thân doanh nghiệp và cho toàn xã hội. Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải là một doanh nghiệp biết giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm và ngày càng mở rộng được thị trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm, cùng với mong muốn được rèn luyện bản thân qua quá trình nghiên cứu thực tế, trong thời gian thực tập tại Công ty Điện cơ Thống Nhất, em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trên góc độ của Tài chính doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn là Thạc sỹ Vũ Thị Hoa và từ phía công ty, em đã mạnh dạn chọn Đề tài “ Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất”
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh thụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống Nhất.
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống
Nhất.
Mặc dù đã có sự cố gắng, song với khoảng thời gian thực tập không nhiều, kiến thức thực tế vẫn còn có những hạn chế nhất định nên luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo hướng dẫn, các cô, các chú trong phòng Tài vụ của công ty để cuốn luận văn được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Lê Thùy Linh
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
VÀ DOANH THỤ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I/ Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệpDoanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và thu về cho mình một khoản tiền nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lời thông qua việc đáp ứng nhu cầu của xã hội.Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sàn phẩm và doanh thu tiều thụ sản phẩm là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi nào sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó được tiêu thụ, có doanh thu thì các chi phí mới được bù đắp, doanh nghiệp mới có lợi nhuận, từ đó duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vậy tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm là gì?1. Tiêu thụ sản phẩmTheo nghĩa rộng đó là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu, tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm đến xúc tiến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển giao sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Người mua va người bán gặp nhau, thương lượng về điều kiện mua, giá cả, thời gian… Khi hai bên thống nhất vơi nhau, có sự chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, tiền tệ thì quá trình tiêu thụ chấm dứt. Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán, xuất giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mua và đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận. Chỉ qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm xuất ra mới được thực hiện, hay nói cách khác, sản phẩm tiêu thụ xong mới được xem là có giá trị sử dụng hoàn toàn. Thực chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị trong quá trình sản xuất kinh doanh.Xét trên góc độ sở hữu thì tiêu thụ sản phẩm là sự chuyền giao quyền sở hữu giữa người sản xuất và người tiêu dùng.Xét trên góc độ kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.Trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lại trạng thái ban đầu khi nó bước vào mỗi giai đoạn sản xuất mới. Quá trình luân chuyển vốn được thực hiện theo sơ đồ sau: Tư liệu lao động T – H Đối tượng lao động …. Sản xuất …. H’ – T’ Sức lao động Bắt đầu mỗi chu kỳ sản xuất, vốn được các nhà sản xuất đưa vào lưu thông mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Ở giai đoạn này, vốn bằng tiền được chuyển hóa thành vốn dưới hình thức vật chất (T - H), những vật chất này tạo ra sản phẩm thông qua giai đoạn sản xuất, sản phẩm hàng hóa được đưa ra tiêu thụ và kết thúc qúa trình tiêu thụ là doanh nghiệp sẽ thu được tiền về. Qua các giai đoạn khác nhau đồng vốn ban đầu của doanh nghiệp trở về hình thái vốn của nó (hình thái tiền tệ). Kết thúc chu kỳ này, vốn của doanh nghiệp lại chuyển sang chu kỳ mới, một vòng tuần hoàn mới theo đúng các giai đoạn mà nó trải qua.Vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình luân chuyển vốn. Việc thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa thông qua hai hành vi: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán.Thời điểm kết thúc tiêu thụ sản phẩm là khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng hoặc nhận được giấy báo chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận. Hàng được coi là đã tiêu thụ khi thõa mãn đồng thời cả hai điều kiện
Chúng tôi trên mạng xã hội