Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA062 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Vấn đề kế hoạch sản xuất và dự trữ trong doanh nghiệp sản xuất đường

Đất nước ta với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông với trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. Trong các loại cây tròng mang lại thu nhập khá cao trong đó có cây mía là nguyên liệu chủ yếu sản xuất ra sản phẩm đường. Sản phẩm này thường không ổn định đã làm cho sản xuất đường đứng trong tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”. Trong khi nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển vượt bậc, do sự đóng góp lớn của sản phẩm nông nghiệp. Trong đó đỉnh cao là xuất khẩu gạo và sản phẩm của một số cây công nghiệp. Còn cây mía vẫn đang trong tình trạng trì trệ không được cải thiện thêm.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1502 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 19-06-2012 11:17:48 AM
Mã Tài liệu
DA062
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

PHẦN NỘI DUNG

 

I . TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP

1.Tổng quan vế doanh nghiệp
 1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Trong những năm qua thế giới nói chung và các tổ chức kinh tế nói riêng đã từng trải qua những sự thay đổi nhanh chóng, cơ bản và quyết liệt và đầy kịch tính hơn bất kỳ điều gì chúng ta đều có thể nghĩ đến. Quá trình cạnh tranh toàn cầu, việc sử dụng rộng rãi mạng máy vi tính và thông tin viễn thông, các chính sách mở rộng tự do của các nước trên thế giới, sự đổ vỡ của bức tường Berlin từng chia cắt miền ĐôngTây nước Đức hàng nhiều thập kỷ, cũng như sự biến động khôn lường của các nước Đông Âu. Rồi lại dến các cuộc khủng bố vào các nước sừng sỏ đã biến điều bất thường trở thành điều bình thuờng.Việt Nam với chính sách mở cửa, chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của nhà nước đang vừa là động lực, vừa là cú sốc lớn cho nhiều doanh nghiệp.
Vào năm 1995 nhà nước ban hành luật doanh nghiệp, trong bộ luật này có giải thích “doanh nghiệp” là tổ chức có tên riêng, có tái sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Dựa trên các điều 1(luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20- 4- 1995), điều 2 (luật doanh nghiệp tư nhân, ngày21-12-1990), điều 3 (luật công ty ngày 21 - 12 - 1990), điều 4 (luật hợp tác xã, ngày 20 – 3 - 1996) có thể định nghĩa doanh nghiệp như sau:
“Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế do nhà nước hoặc các đoàn thể tư nhân đầu tư vốn nhằm mục đích chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước”
Theo luật doanh nghiệp (12 - 6 - 1999 - Nghị định số 03: Hướng dẫn thực hiện luật doanh nghiệp 3-2-2000): Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên , có tái sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.Trong đó hoặt động kinh doanh là công việc thực hiện một hoạc  một số công đoạn sản xuất, đến tiêu thụ cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Từ khái niệm trên ta thấy rằng: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế.Tổ chức là một nhóm tối thiểu là hai người cùng hoạt động với nhau một cách có quy củ theo những nguyên tắc, thể chế và các tiêu chuẩn (văn hoá) nhất định, nhằm đặt ra mục tiêu chung. Như vậy một tổ chức có các đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Một nhóm người cùng hoặt động với nhau.
+ Có mục tiêu chung.
+ Được quản lý theo thể chế ,nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc được quan niệm như là các chuẩn mực tiêu chuẩn cần thiết để điều hành tổ chức một cách có trật tự nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Có nhiều loại tổ chức tuỳ theo mục đích phân loại, nếu xét theo tính chất hoạt động sẽ có các tổ chức khác nhau: Tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức kinh doanh... Nếu xét theo mục tiêu sẽ có tổ chức nhằm mục tiêu lợi nhuận và tổ chức nhằm mục tiêu phi lợi nhuận, xét theo tính tồn tại thì sẽ có tổ chức ổn định và tổ chức tạm thời. 
Vậy để xác định đâu là tổ chức kinh tế, chúng ta phải dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều cơ bản để ta phân biệt nó với các tổ chức khác.
 
1.2.Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Vào năm 1986 Đaị Hội Đảng lần VI tuyên bố đường lối đổi mới bắt đầu thực hiện chương trình đổi mới. Trước năm 1986 chúng ta đang nằm trong cái bọc của nền kinh tế quan liêu bao cấp. Phạm trù xí nghiệp được sinh sôi nảy nở, nó được hiểu là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu chung do nhà nước giao cho. Hoạt động sản xuất thụ động, trông chờ từ cấp trên đưa xuống, với mục tiêt hoàn thành đúng, đủ, kịp thời số lượng từ trên đưa xuống, không cần quan tâm đến khách hàng. Điều này dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Cái ngột ngạt của cơ chế cũ đã khiến cho làn gió KTTT ùa vào đã làm thay đổi cục diện nền kinh tế. Mục tiêu hoạt động kinh tế là tối đa hoá lợi nhuận. Đây là mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp cần phải làm nhiều mục tiêu trung gian khác nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng đó. Các mục tiêu trung gian chồng chéo lên nhau, để đạt được mục tiêu trung gian này lại cần hoàn thành mục tiêu trung gian khác.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải nhằm vào mục bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Chỉ trên cơ sở này doanh nghiệp mới đứng vững trên trong cạnh tranh, có điều kiện thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện việc làm , nâng cao đời ích người lao động và thực hiện nghĩa vụ xã hội.
Một doanh nghiệp luôn phải theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau, hình thành hệ thống mục tiêu, trong đó mục tiêu nâu dài là tối đa hoá lợi nhuận, trong doanh nghiệp, nhiều bộ phận khác nhau cùng tham gia hoặc có ảnh hưởng tới quá trính xác định mục tiêu: Chủ sở hữu, các nhà quản lý, tập thể người lao động (nguồn lực ). Chính vì vậy trong suốt thời kỳ tồn tại cũng như thời kỳ phát triển cụ thể hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp thường mang tính thoả hiệp. Điều này dẵn đến trong từng thời kỳ đều phải xác định thứ tự ưu tiên của hệ thống. Mặt khác, không nhất thiết hệ thống mục tiêu của mọi thời kỳ phát triển của doanh nghiệp đều phải lấy mục tiêu tối đa hoá lơị nhuận ở vị trí ưu tiên thứ nhất.
Như trên em đã nói để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần đạt nhiều mục tiêu trung gian khác nhau. Trong đó có hai mục tiêu trung gian quan trọng cần thực hiện đó là tổ chức quản lý tốt và có kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng gian đoạn kinh doanh khác nhau.
1.3.Các giai đoạn kế hoạch kinh doanh
Trong giai đoạn hình thành: thường lập kế hoạch định hướng, thời kỳ này rất cần sự mềm dẻo và linh hoạt vì mục tiêu có tính thăm dò, nguồn chưa được xác định rõ, thị trường chưa có gì chắc chắn.
Giai đoạn phát triển: Các kế hoạch có xu hướng ngắn hạn và thiên về các mục tiêu được xác định rõ hơn, các nguồn đưa vào thị trường cho đầu ra đang phát triển.
Giai đoạn chín muồi có tính ổn định và tính dự đoán của doanh ghiệp lớn nên kế hoặch dài hạn và cụ thể trong từng giai đoạn này là thích hợp.
Giai đoạn suy thoái có kế hoạch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn, từ cụ thể sang định hướng. Giống giai đoạn đầu, thời  kỳ suy thoái cần mềm dẻo.Vì các mục tiêu phải được xem xét và đánh giá lại, nguồn cung được phân phối lại và điều chỉnh khác.
1.4 Quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
 
     
 
 
   
Chất lượng

 
 
 
 
 

Dù bất kỳ một tổ chức nào cũng cần phải có quản lý. Nhất là trong một doanh nghiệp thì nó không thể thiếu được. Chỉ khi có quản lý các doanh  nghiệp mới hướng các thành viên cùng theo đuổi một mục tiêu chung, và hoạt động có hiệu quả. Nếu không có quản lý thì doanh nghiệp không còn là một tổ chức nữa, ngày nay cùng với sự vượt bậc sản xuất thì năng lực của người quản lý không ngừng được nâng cao.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy bốn đỉnh của tứ giác là chất lượng, tốc độ, hiệu quả, tính linh hoạt. Bốn đỉnh đó chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh. Như chúng ta đã biết môi trường kinh doanh không phải lúc nào cũng ổn định. Sự đỏng đảnh của nó khiến cho chúng ta  phải quản lý tốt.
Đúng vậy kế hoạch và quản lý là hai vấn đề lớn tạo ra sự thành công của doanh nghiệp. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì?
2. Khái quát  kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Đứng trên góc độ người quản lý lập kế hoạch là việc xác định cần làm gì và làm như thế nào vì vậy nó trở thành việc lựa chọn những cơ hội về lâu dài cần phải biết phân tích cơ hội và lựa chọn ra cơ hội tốt nhất. Ví dụ, cần phải quyết định chào bán những chủng loại sản phẩm nào, giá bán, phương pháp sản xuất sẽ sử dụng, mức lương sẽ trả và nhiều vấn đề khác....vvv
Một định nghĩa kế hoạch kinh doanh được đưa ra là: Đó là việc đưa ra mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt tới và những phương thức thực hiện để đạt được  mục tiêu đó.
Dù trong bất kỳ thời kỳ nào thì kế hoạch kinh doanh cũng được hiểu theo nghiã như trên nhưng khác nhau ở mục tiêu và phương thức thực hiện. Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất đúng và đủ theo yêu cầu của cấp trên giao, còn trong thời kỳ kinh tế thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất sao cho tạo ra lợi nhuận tối đa. Chính sự đối lập trong mục tiêu dẫn đến nghịch lý trong phương thức thực hiện. Sự ấu trĩ của cơ chế cũ  được thể hiện trong điều này, họ sản xuất hàng hoá mà không quan tâm tới sở thích của khách hàng chính vì vậy vấn đề cửa quyền mệnh lệnh đã làm cho xã hội đi xuống. Vì vậy chuyển sang nền kinh tế thị trường là điều tất yếu. Trong thời kỳ này hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và cũng rất nhiều khó khăn.
2.2. Những thử thách và thuận lợi của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào đi tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tối đa, không phải đi trên “thảm đỏ”. Sự thất bại và thành công dường như là hình và bóng, một người quản lý giỏi phải biết tạo ra nhiều thành công, phải đứng vững trên thương trường. Lý do cuả sự khó khăn này là môi trường kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay cơ chế ngày càng thông thoáng là điều kiện tốt để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, giao lưu buôn bán với nước ngoài. Nguồn FDI là vô cùng quan trọng trong tình hình nước ta đang thiếu vốn, với nguồn vốn này nó tạo ra sự thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế từ khoa học kỹ thuật tới cơ sở hạ tầng.Trên thực tế doanh nghiệp sản xuất của ta đang tận dụng cơ hội do cơ chế mới mang lại nhưng gặp phải nhiều khó khăn. Tuy có sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ nhưng việc nắm bắt chúng còn chậm, cơ sở hạ tầng phát triển nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy lên điều kiện sản xuất của ta còn khó khăn, chi phí cao làm cho giá  thành cao đây là một trong những lý do khiến cho năng lực cạnh tranh yêú.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA062 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)