Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KQ41 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế Thế giới, các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển kinh tế. Xu thế này đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của một số nước trên thế. Đặc biệt là đối với Việt Nam, thực trạng nền kinh tế sau chiến tranh giành độc lập hoàn toàn, tiến tới xây dựng, ổn định và từng bước phát triển kinh tế: Việt Nam là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn quá thấp so với các nước trên thế giới. Tình hình đó đòi hỏi nước ta phải có sự đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thế giới.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2368 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 20-07-2012 08:33:01 AM
Mã Tài liệu
KQ41
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
2) Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền
2.1) Động cơ của hoạt động nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền
* Xuất phát từ nhu cầu thị trường:
          Sắt thép được coi là một trong những mặt hàng có tầm quan trọng chiến lược trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt ở nước ta hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng thép. Khi kinh tế – xã hội phát triển thì nhu cầu của con người đòi hỏi ngày càng cao, có thể nói nhu cầu của con người là không giới hạn. Hiện nay, nước ta còn lạc hậu, kém xa các nước trên thế giới (một phần là do bị chiến tranh tàn phá trong một thời gian dài). Vì vậy, đất nước cần phải chuyển mình, đổi mới nền kinh tế - xã hội để bắt kịp với xu thế phát triển của toàn thế giới. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, vấn đề cơ bản và cũng là nền tảng là phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để từ đó đặt nền móng cho đất nước đi lên (như một ngôi nhà muốn vươn cao, vươn xa thì trước hết phải tạo được móng nhà vững chắc). Trong đó sắt thép đóng vai trò quan trọng, chiến lược trong sự nghiệp cách mạng cải cách cơ cấu kinh tế - xã hội của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhu cầu về thép ngày càng tăng, trong khi nền công nghiệp khai thác quặng ở nước ta còn thấp kém chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của ngành luyện kim. Hơn nữa, thị trường thép trên thế giới đang có sự biến động mạnh (giá cả tăng chóng mặt) khiến cho giá nhập khẩu thép vào nước ta cao. Trước tình hình đó, giải pháp trước mắt và cũng là lâu dài cho ngành thép ở nước ta là : nhập khẩu thép phế liệu về để sản xuất phôi thép phục vụ cho ngành luyện thép đáp ứng nhu cầu thép đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
          *Đối với Công ty:
Hoạt động nhập khẩu thép phế liệu là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty- Ngành nghề truyền thống và cũng là xuất phát điểm của Công ty là nhập khẩu tàu cũ về để đóng mới và sửa chữa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Cùng với việc nhập khẩu tàu cũ từ nước ngoài về, thay vì vận chuyển tàu không, Công ty vận chuyển thêm sắt thép phế nhập khẩu trên những con tàu nhập khẩu đó, tránh sự lãng phí và tiết kiệm được chi phí nhập khẩu . Hơn nữa, hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ của Công ty cũng cần sử dụng lượng sắt thép phế liệu lớn, do đó thay vì mua lại ở thị trường trong nước, Công ty nhập khẩu trực tiếp thì giá sẽ thấp hơn.
          Như vậy, hoạt động nhập khẩu thép phế liệu không chỉ giúp cho Công ty tăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường góp phần bình ổn lại thị trường thép trong nước và cũng không trái với quy định pháp luật Việt Nam.
2.2 Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền
a) Giai đoạn 1996 –1999:
Như đã trình bày ở trên, tiền thân của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền là Xưởng phá dỡ tàu cũ và sản xuất khí công nghiệp thuộc Tổng công ty Vinashin, với chức năng đó thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xưởng đều phải dựa trên chỉ tiêu, mệnh lệnh của Tông công ty, chưa thực sự tự ý thức và phát huy tối đa mọi tiềm năng có được để đạt hiệu quả cao. Sau khi có quyết định thành lập Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền và trở thành một trong 29 đơn vị hạch toán độc lập, Công ty đã chủ động trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của mình. Công ty đã có nhiều đổi mới, phát huy tối đa mọi nguồn lực có thể có để từng bước nâng cao chất lượng kinh doanh nói chung và kinh doanh thép phế liệu nhập khẩu nói riêng.
Bảng 1. Sản  lượng và kim ngạch nhập khẩu (KNNK) thép phế liệu của Công ty giai đoạn 1996 – 19995
STT Năm Sản lượng(tấn) KNNK (USD)
1 1996 1130 63000
2 1997 1350 77000
3 1998 2300 138000
4 1999 3050 189100
 
 Bảng 1 cho thấy sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng từ năm 1996 đến năm 1999. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này là không đều giữa các năm: giai đoạn 1996 – 1997 tăng thấp - sản lượng tăng 20%, KNNK tăng 22%, 1997 – 1998 tăng mạnh - sản lượng tăng 70%, KNNK tăng 79%, 1998 – 1999 sản lượng tăng 33%, KNNK tăng 37%. Năm 1998 có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do Nhà nước đã cho phép nhập khẩu mặt hàng này và từ năm nay sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam nhìn chung tăng cao do nhu cầu nguyên liệu cho ngành thép lớn. Qua phân tích cũng cho thấy mức độ tăng sản lượng và KNNK không bằng nhau- KNNK thường tăng cao hơn sản lượng trong cùng một thời kì, nguyên nhân chủ yếu là do giá thép phế liệu trên thị trường trong nước và Thế giới đang biến động theo xu hướng ngày càng tăng.
          Trong giai đoạn đầu thành lập, ngành kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệu của Công ty còn non trẻ, chủ yếu thực hiện theo phương thức “nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất sắt thép. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” trong giai đoạn này chưa thực sự làm ăn có hiệu quả, doanh thu thấp, hình9thức kinh doanh còn manh mún, nhỏ bé, phân tán. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty, do đó chỉ có thể được tính gộp vào là doanh thu chung của ngành “ phá dỡ tàu”.
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do:
          1. Do mới thành lập nên vốn của Công ty còn hạn hẹp, nên không thể thực hiện các hợp đồng lớn về nhập khẩu tàu cũ được, mà sản lượng thép phế liệu hoàn toàn dựa vào số lương tàu cũ nhập về để phá dỡ. Điều này dẫn đến sản lượng thép phế liệu của Công ty thấp. Ngoài ra, mới thành lập cũng là nguyên nhân tạo ra sự bất lợi về  thời gian và điều kiện gia nhập thị trường chưa đủ để tạo lập cho mình một vị trí và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy Công ty chưa khẳng định được uy tín của mình, Điều này khiến cho công việc kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn: khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu tàu cũ (khó khăn trong khâu đầu vào), các doanh nghiệp trong nước còn ít biết đến sự tồn tại của Công ty hoặc nếu có biết thì vẫn chưa có cơ sở để họ đặt niềm tin để kí các hợp đồng mua sắt thép phế liệu của Công ty (khó về đầu ra).
          3. Nhiệm vụ đóng tàu gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng thép phế liệu thấp: Do từ sau khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được phép phá dỡ tàu cũ để lấy sắt thép phế liệu, khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp phá dỡ tàu cũ nên việc mua tàu cũ bị căng giá.
          4. Việc làm thủ tục mua bán còn nhiều phiền toái, phụ phí cao, nhất là đối với tàu cũ của nước ngoài. Nhiều khi bế tắc sản xuất do khâu thủ tục phải “qua” nhiều “ cửa”, nhiều “dấu”, đối tác mất niềm tin, Công ty mất nguồn cung.
          5.Mặt khác, lúc bấy giờ quy trình công nghệ phá dỡ tàu để sản xuất sắt thép phế liệu còn rất xa lạ đối với Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa tự sản xuất vừa tự rút ra quy trình công nghệ sản xuất cho mình. Do vậy năng suất thấp, việc quản lý lao động rất khó khăn, khó giao chỉ tiêu, khó đạt mức khoán, khó quản lý sản phẩm và tài sản dễ dẫn đến lãng phí, hao hụt, mất mát...
          6. Giá phế liệu không ổn, do việc cung cấp sản phẩm khi thì dồn dập, khi thì khan hiếm
          7.Chất lượng công nhân viên làm việc chưa có chuyên môn kĩ năng cao dẫn đến năng suất lao động thấp, sản lượng thép phế liệu thấp.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” nói riêng và hiệu quả kinh doanh của cả Công ty nói chung chưa cao. Tính cho tới cuối năm 1999, doanh thu của cả ngành  “phá dỡ tàu cũ” ước tính đạt trên 20 tỷ VNĐ.
Thực trạng trên đòi hỏi Công ty phải có sự đổi mới từ công tác tổ chức, quản lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ cho tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
 
* Giai đoạn 2000- 2004
          Trước thực trạng làm ăn kém hiệu quả như vậy, Công ty đã phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để góp phần cải thiện lại tình hình. Trước hết phải kể đến sự đổi mới trong phương thức kinh doanh: thay vì nhập khẩu thép phế liệu hoàn toàn dưới hình thức “ nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất thép phế liệu”, nay Công ty đã tiến hành nhập khẩu trực tiếp thông qua thu mua thép phế liệu. Điều này giúp cho sản lượng thép phế liệu mà Công ty nhập khẩu tăng cao.
 

5 B¸o c¸o tæng kÕt ho¹t ®éng kinh doanh nhËp khÈu thÐp phÕ liÖu cña C«ng ty giai ®o¹n 1996 - 1999

Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KQ41 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)