Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA153 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Tăng trưởng của ngành sản xuất công nghiệp ở nước ta trong những năm qua. Thực trạng và giải pháp

Sản xuất công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đưa nước ta đi tới một nền kinh tế phát triển, với vai trò to lớn như vậy song sản xuất công nghiệp cũng đã trải qua những thời kỳ thách thức trong vấn đề tăng trưởng kinh tế nước ta.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1963 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 20-06-2012 02:45:32 PM
Mã Tài liệu
DA153
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5
 NĂM  2001-2005
1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 đối với ngành công nghiệp:
- Mục tiêu chung: Tốc độ tăng trư­ởng GDP bình quân hàng năm của nền kinh tế là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư­ nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng 38-39%, nông lâm ng­ư nghiệp 20-21%, các ngành dịch vụ 41-42%.
- Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp:
+ Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân 13%/năm;
+ Ngành điện tăng tr­ưởng 13,1%/năm, năm 2005 dự kiến điện sản xuất đạt 49 tỷ Kwh;
+ Ngành than tăng trư­ởng 6,8%/năm, năm 2005 dự kiến sản l­ượng than sạch khoảng 15 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 3,5 triệu tấn/năm;
+ Ngành dầu khí tăng trư­ởng khoảng 4-5%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản l­ượng 22 - 22,5 triệu tấn dầu quy đổi và xuất khẩu khoảng 12 - 16 triệu tấn/năm;
+ Ngành thép tăng trư­ởng khoảng 14-15%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lư­ợng 3,3 triệu tấn thép xây dựng, 1 - 1,4 triệu tấn phôi thép và 0,7 triệu tấn thép các loại khác;
+ Ngành xi măng tăng trưởng khoảng 13%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lư­ợng sản xuất 23-24 triệu tấn xi măng;
+ Ngành giấy tăng trư­ởng khoảng 10%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lượng 605 ngàn tấn giấy;
+ Ngành cơ khí đ­ược lựa chọn là một trong những ngành mũi nhọn tập trong phát triển vào các nhóm sản phẩm: cơ khí phục vụ nông lâm ngư­ nghiệp, xây dựng, công nghiệp nhẹ và thiết bị toàn bộ; cơ khí đóng tàu; cơ khí chế tạo máy công cụ; công nghiệp ôtô, xe máy; cơ khí chế tạo vật liệu và thiết bị điện;
+ Tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, năm 2005 dự  định đạt 19,5 tỷ USD, trong đó hàng dệt may chiếm khoảng 4 tỷ USD, hàng da giày chiếm khoảng 3,5 tỷ USD, hàng linh kiện điện tử chiếm khoảng 1,5 tỷ USD.
Để đạt đ­ược các mục tiêu tăng trưởng trên trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư­ cho các ngành công nghiệp khoảng 400.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nhà nư­ớc và các DNNN tự huy động, tự vay trả chiếm khoảng 45%, vốn đầu tư­ trực tiếp của nư­ớc ngoài chiếm khoảng 27%, vốn ODA chiếm khoảng 7,5%, còn lại là vốn của khu vực t­ nhân khoảng 20%.
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp 3 năm  2001-2003:
2.1. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
* Tình hình thế giới: Từ năm 2000, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính, đặc biệt là các nền kinh tế Đông Nam á và các nước nics.
* Tình hình trong nước:
- Tình hình chính trị - xã hội ổn định và kinh tế trong nư­ớc tiếp tục duy trì đ­ược tốc độ tăng trư­ởng năm sau cao hơn năm trước, tạo điều kiện để duy trì tăng trư­ởng công nghiệp. Ngoài ra, việc triển khai các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Trung ­ương 3, 5 và 9 (khoá IX) tạo ra môi trư­ờng đầu tư­ và kinh doanh thuận lợi và hiệu quả hơn cho phát triển công nghiệp.
- Việc mở rộng quan hệ quốc tế với các nước, ký kết và thực hiện các Hiệp định thơng mại và đầu tư­ trong đó có Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ, Việt - Nhật, thực hiện chương trình thu hoạch sớm asean- Trung Quốc... tiếp tục thúc đẩy quá trình đầu tư­ và xuất nhập khẩu, tạo đà tăng trưởng công nghiệp đặc biệt là các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Các chính sách phát triển và khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh đã và đang đ­ược hoàn chỉnh tạo môi trường tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư­ trong nước, Luật Đầu t­ nước ngoài sửa đổi đã phát huy tác dụng tích cực trong thực tế.
Khó khăn:
* Tình hình thế giới: Tính bất định, khó l­ường và rủi ro của tình hình thế giới gia tăng. Năm 2003 xảy ra bệnh dịch sars, dịch cúm gia cầm cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng  kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, giá  một số vật t­, nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất tăng đột biến và kéo dài (từ năm 2003 đến nay) nh­ giá xăng dầu, sắt thép, phân bón, sợi, nguyên liệu nhựa đã ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và xuất khẩu. Cuộc chiến ở I-rắc và sự mất giá của đồng đô-la có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội.
* Tình hình trong nước:
- Việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường theo lộ trình giảm thuế quan chung cept (afta) đã đ­ược thực hiện từ năm 2000, từ 01/01/2003 đ­a thêm khoảng 760 mặt hàng đang nằm trong danh mục tạm thời vào danh mục cắt giảm ngay và xoá bỏ hoàn toàn các hạn chế định lượng (quota, giấy phép). Điều này làm tăng cạnh tranh ở thị trường trong nước do hàng hoá nhập khẩu từ các nước asean.
- Các chi phí dịch vụ hạ tầng nh­ điện, nước, viễn thông, cảng biển, chi phí vận tải ở Việt Nam còn cao. Những vấn đề trên làm ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất công nghiệp và đặc biệt là sức cạnh tranh của hàng công nghiệp.
- Vốn tín dụng đầu tư­ nhà nước ch­a đáp ứng nhu cầu đầu tư­ của hầu hết các ngành nên trong những năm qua một số dự án bị triển khai chậm ảnh hưởng đến việc tăng năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
2.2. Đánh giá chung tình hình công nghiệp trong 3 năm 2001-2003
2.2.1. Thành tựu đạt đ­ược:
- Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp: 3 năm qua, ngành công nghiệp duy trì đ­ược tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và  v­ợt chỉ tiêu của Đại hội IX đề ra (13%/năm). Tính theo giá cố định năm 1994, giá trị SXCN năm 2001 đạt 227,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2000, năm 2002 đạt 261,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9 % so với năm 2001 và năm 2003 đạt 302,9 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm  2002 góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu ngành công nghiệp đã từng bước đ­ược chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 80,7% năm 2000 tăng lên 82,6% năm 2003; giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác từ 13,8% năm 2000 xuống còn 10,9% năm 2003. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP cũng tăng dần từ 38,5% năm 2001 lên 39,5% năm 2003.
- Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp liên tục tăng trưởng ở mức độ cao với tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2003 tới 14,1 tỷ usd. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phong phú hơn, đặc biệt một số sản phẩm cơ khí đòi hỏi công nghệ cao nh­ điện tử, xe máy, động cơ điêzen đã có chỗ đứng trên một vài thị trường thế giới.
- Phát triển công nghiệp trên địa bàn đ­ược giữ vững ở các vùng kinh tế trọng điểm. Các địa phương có tỷ trọng sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì
đ­ược tốc độ tăng trưởng khá cao như­:  Hà Nội, Đồng Nai, Bình D­ương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Các số liệu sau đây cho thấy rõ hơn một số đánh giá, nhận xét về tình hình phát triển công nghiệp trong 3 năm  qua:
 
 
 
 
 
 
Giá trị sản xuất công nghiệp 2000- 2003 phân theo thành phần kinh tế.
                    (Giá so sánh năm 1994)
đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
  2000 2001 2002 2003 ( sơ bộ) 3 năm 2001 - 2003
Tổng số 198,3 227,3 261,1 302,9 790,4
Quốc doanh 82,9 93,4 104,3 117,1 314,8
Ngoài quốc doanh 44,1 53,6 63,9 75,9 193,5
Đầu t­ nước ngoài 71,3 80,3 92,8 109,9 282,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê - Hà nội 2003
2.2.2. Những mặt còn tồn tại
- Sự phát triển của công nghiệp tuy đạt tốc độ cao, nhưng ch­a thật vững chắc biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng ch­a nhiều, đặc biệt ngành may mặc xuất khẩu đ­ược nhiều về giá trị nhưng phần lớn sản xuất bằng vật tư­, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
- Khai thác khoáng sản tuy đã giảm về tỷ trọng trong công nghiệp nhưng vẫn còn lớn và hầu nh­ đ­ược xuất khẩu ở dạng ch­a qua chế biến thành sản phẩm.
- Sự phát triển của một số ngành vẫn còn lộn xộn, không theo quy hoạch và một số lĩnh vực phát triển không theo ý muốn gây lãng phí và tiêu cực cho nền kinh tế, ví dụ nh­ ngành xe máy.
- Các dự án đầu tư­ lớn, quan trọng thuộc ngành công nghiệp thực hiện chậm gây thất thoát lãng phí đáng kể: chi phí tăng, vốn đầu tư­ chậm đ­ược thu hồi.
Những hạn chế trong phát triển công nghiệp nêu trên cần đ­ược chú trọng với những giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới
2.3. Đánh giá  từng phân ngành công nghiệp:
(Chúng ta sơ qua về một vài ví dụ về các ngành)
2.3.1. Ngành điện:
Đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện là điều rất quan trọng đảm bảo thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong 3 năm qua,  Ngành điện đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các ngành công nghiệp đáp ứng đ­ược nhu cầu điện của nền kinh tế quốc dân. Năm 2001, điện sản xuất đạt 30,6 tỷ KWh, tăng 15% so với  năm 2000, năm 2002 đạt 35,8 tỷ Kwh, tăng 17% so với năm 2001, năm 2003 đạt 40,92 tỷ Kwh, tăng 14,3% so với năm 2002. Điện thơng phẩm t­ương ứng năm 2001 đạt 25,8 tỷ Kwh, tăng 14% so với năm 2000, năm 2002 đạt 30 tỷ Kwh, tăng 16% so với năm 2001, năm 2003 đạt 34,84 tỷ Kwh, tăng 14% so với năm 2002.
Ba năm qua, sản lượng điện phát ra tăng bình quân 15,4%/năm, điện thơng phẩm tăng bình quân 14,6%/năm. Nh­ vậy, cả điện sản xuất và điện thơng phẩm năm 2003 đã gần đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm và tốc độ tăng trưởng cao hơn  so với chỉ tiêu kế hoạch (13,1%).
Mặc dù vậy, ngành điện vẫn ch­a đáp ứng đ­ược nhu cầu một cách vững chắc, còn nhiều sự cố trên l­ới điện, thiếu điện về mùa khô và có khả năng thiếu điện trong t­ương lai do các dự án điện triển khai chậm và một phần do dự báo nhu cầu điện ch­a thật chính xác. Tình trạng độc quyền trong ngành điện cũng hạn chế phần nào sự tham gia của các nhà đầu tư­ trong và ngoài nước.
2.3.2 Ngành dầu khí:
Năm 2001: Khai thác dầu thô đạt 16,7 triệu tấn, tăng 2,8% so với năm 2000,  khí  khô đạt 1,7 tỷ m3. Tổng lượng khai thác dầu khí quy đổi đạt 18,4 triệu tấn, tăng 3,4% so với năm 2000.
Năm 2002: Khai thác dầu thô đạt 16,6 triệu tấn, giảm 0,6% so với thực hiện năm 2001, khai thác 2,1 tỷ m3 khí. Tổng lượng khai thác dầu khí quy đổi đạt 18,7 triệu tấn, tăng 1,6% so với năm 2001.
Năm 2003: Khai thác dầu thô đạt 17,27 triệu tấn, 3,7 tỷ m3 khí; sản lượng dầu khí quy đổi đạt 20,97 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2002.
Rõ ràng là ngành dầu khí đang đứng trước thách thức rất lớn, sản lượng khai thác dầu thô khó gia tăng trong thời gian tới do nguồn tài nguyên bị hạn chế, (mỏ dầu lớn nhất nước là Bạch Hổ đang phải giảm dần sản lượng khai thác, dự kiến mỗi năm phải giảm khai thác từ 1-2 triệu tấn. Đây là mức độ giảm rất lớn mà khó có nguồn khác thay thế nên trong 10 năm tới. 
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA153 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)