Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA327 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Nhà nước cần tạo điều kiện gì giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tăng khẩ năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập

Khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp cần được hỗ trợ về thông tin, về nâng cao sức cạnh tranh và được bảo hộ sản xuất, kinh doanh trước sức tấn công của hàng hoá nước ngoài tràn vào. Ðể thực hiện việc bảo hộ, hỗ trợ cho doanh nghiệp, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, đồng thời ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành các chính sách, các cơ chế, biện pháp cụ thể về pháp luật, về thuế, hải quan, tín dụng, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2186 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 23-06-2012 05:21:00 PM
Mã Tài liệu
DA327
Tổng điểm Đánh giá
5 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
I. Chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO:
Ðể hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội nhập và hội nhập thành công khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07 - NQ/TW ngày 27/11/2001 về Hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07 - NQ/TW, trong đó nêu rõ nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung của Chương trình nhằm xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập, các biện pháp nhằm quy hoạch sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hỗ trợ các nhà doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực...
1.1.  Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền:
Ðiểm yếu chung của doanh nghiệp hiện nay là thiếu nghiêm trọng về thông tin thị trường trong và ngoài nước, đối thủ cạnh tranh, hệ thống pháp lý và thông lệ thương mại quốc tế...Ðiều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy: có tới 45% doanh nghiệp chưa có kế hoạch chuẩn bị cho việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; 31% doanh nghiệp không biết về WTO...Tại các cuộc đối thoại, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp luôn luôn bức xúc về việc họ không biết tìm hiểu về các quy định của WTO ở đâu.  
Tuy nhiên, ngay cả khi được hướng dẫn về địa chỉ để tìm kiếm thông tin liên quan đến hội nhập, để nghiên cứu nắm vững về các quy định có trong các hiệp định của WTO cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp bởi hệ thống pháp lý của WTO có đến gần 30.000 trang văn bản.
Vì vậy Chính phủ đã giao Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế - Bộ thương mại phối hợp với Ban tư tưởng văn hoá trung ương; Ban kinh tế trung ương, Ban khoa giáo trung ương, Bộ giáo dục và đào tạo, các bộ, ngành và địa phương tổ chức phổ biến rộng rãi về Nghị quyết 07 của Bộ chính trị; tăng cường xuất bản các ấn phẩm phổ biến sâu rộng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về các cam kết quốc tế của Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại.
1.2.  Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập:
Chính phủ giao Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp các cam kết quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các hiệp định khác, các chương trình hành động trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, đề án chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, các kết quả nghiên cứu về sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam để bổ sung và hoàn thiện Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế. 
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh; mở rộng thị trường xuất khẩu; bảo hộ nền sản xuất trong nước:
Chính phủ giao Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng để trình Chính phủ đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phương án xây dựng cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; phương án cơ chế tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng...         
Chính phủ cũng giao Bộ kế hoạch và đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh.         
Chính phủ giao Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành đề án quốc gia nghiên cứu sức cạnh tranh của một số hàng hoá và dịch vụ nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.         
Chính phủ giao Bộ thương mại phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình xúc tiến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.
Chính phủ giao các bộ, ngành quản lý các ngành sản xuất xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bảo đảm lưu thông trong nước và giữ vững thị trường nội địa cho hàng hoá của mình.
1.4.  Ðào tạo nguồn nhân lực:
Chính phủ giao Bộ nội vụ phối hợp các bộ, ngành xây dựng các kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ quản lý, các luật sư am hiểu luật pháp quốc tế và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật vững vàng về chính trị, thông thạo nghiệp vụ và ngoại ngữ và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.
II.   Các biện pháp, cơ chế chính sách bảo hộ, hỗ trợ  doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất trong nước:
 
2.1.  Các cơ chế chính sách bảo hộ sản xuất trong nước và tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh (các chính sách, cơ chế về tự vệ, chống bán phá giá, đảm bảo cạnh tranh, về thuế, hải quan...):
Tham gia WTO, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một hệ thống luật lệ, quy định pháp lý rõ ràng, minh bạch và phù hợp với các nguyên tắc hoạt động của WTO (không phân biệt đối xử, tự do thương mại, đảm bảo tính dễ dự đoán và nhìn thấy trước được trong chính sách thương mại, tăng cường cạnh tranh lành mạnh, cấm sử dụng các dạng trợ cấp, ưu đãi làm méo mó thương mại, chống bán phá giá...). Tuy nhiên, hệ thống pháp luật, chính sách quản lý kinh tế, thương mại của Việt Nam về các vấn đề trên còn thiếu, bất cập so với các quy định của WTO. Việt Nam vẫn còn áp dụng những biện pháp quản lý không phù hợp với quy định của WTO. Vì vậy, công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế thương mại cho phù hợp với "luật chơi" quốc tế được coi là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.  
Ðể đáp ứng các yêu cầu của WTO về một hệ thống pháp luật minh bạch, phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO, Chính phủ đã tiến hành rà soát lại khoảng 260 văn bản pháp luật và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới khoảng 100 văn bản luật  Tốc độ "làm" luật của Việt Nam đang rất khẩn trương. Mỗi kỳ họp Quốc hội (một năm có 2 kỳ họp) gần đây, Quốc hội đã thảo luận và thông qua từ 10 - 15 văn bản luật.  
Ðồng thời, cũng như các nước thành viên WTO khác, Việt Nam có quyền và có thể ban hành các quy định pháp lý bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, hỗ trợ sản xuất trong nước, đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng, tránh tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" mà vẫn đảm bảo phù hợp với các thông lệ của WTO.  
a.  Ðể thống nhất quản lý nhà nước về quy chế đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia: 
Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế đã được ban hành. 
Trên cở sở bình đẳng và cùng có lợi trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế đối ngoại, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước, Pháp lệnh quy định về phạm vi, nguyên tắc, trường hợp áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. 
b.  Ðể bảo vệ sản xuất trong nước, bảo hộ các ngành hàng trong nước: 
Các Pháp lệnh sau đã được ban hành:  
- Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, có hiệu lực từ 1/9/2002.  
Pháp lệnh này được ban hành để hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do việc gia tăng bất thường nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam. Pháp lệnh quy định về các biện pháp tự vệ; điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. 
- Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực từ 1/1/2005. 
Pháp lệnh này quy định về các biện pháp chống trợ cấp; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hoá được trợ cấp (sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của chính phủ dành cho tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam) sẽ bị áp thuế chống trợ cấp. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.  
- Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/10/2004. 
Pháp lệnh này quy định về các biện pháp chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó biện pháp quan trọng nhất là áp dụng thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.  
c.  Ðể đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO: 
Luật cạnh tranh đã được ban hành, có hiệu lực từ 1/7/2005.
Luật cạnh tranh quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. 
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. 
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.  
Ðây là đạo luật quan trọng đối với việc tạo lập và duy trì một môi trường cạnh tranh bình đẳng, kiểm soát độc quyền, đặc biệt khi Việt Nam mở cửa thị trường hơn nữa để hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho những quy định về môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam phù hợp với các quy định của WTO. 
 
 
d.  Ðể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ; để phù hợp với thông lệ và tập quán thương mại quốc tế, chuẩn bị điều kiện cho việc gia nhập WTO, bổ sung thêm những quy định pháp lý mới mà trước đây chưa quy định như Dịch vụ logistics; Nhượng quyền thương mại..: 
Luật thương mại (sửa đổi) được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.  
Luật thương mại được sửa đổi nhằm: 
- Khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật thương mại năm 1997 trong bối cảnh mới, nhất là trong bối cảnh hoạt động thương mại vô cùng năng động hiện nay cũng như chuẩn bị điều kiện cho Việt Nam gia nhập WTO.  
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA327 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)