Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA024 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Các công ty tài chính và sự ra đời phát triển các công ty tài chính ở Việt Nam

Với Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và những năm tiếp theo nhu cầu vốn đầu tư cho toàn xã hội trong thời kỳ 1996 - 2000 cần vào khoảng 45 - 50 tỉ USD nhà nước ta đã tích cực trên mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua vốn đầu tư để đổi mới công nghệ máy móc thiết bị trong đó có cả vốn trung và dài hạn của ngành ngân hàng. Còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác trong đó có chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục tình trạng này việc đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cấp thiết. Chính vì vậy các CTTC ra đời ở Việt Nam là một giải pháp hữu hiệu.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1746 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 18-06-2012 04:39:56 PM
Mã Tài liệu
DA024
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG I. SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ BẢN CHẤT
 CỦA TÀI CHÍNH.
 
I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH.
1. Sự ra đời của tài chính.
Sự ra đời của tài chính gắn với sự xuất hiện giai cấp, xuất hiện nhà nước. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển với một trình độ khá cao.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy,  lực lượng sản xuất chưa phát triển, của cải làm ra được phân phối bình đẳng giữa các thành viên và chưa có sự tích lũy để tái sản xuất. Mọi quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái hiện vật. Nhìn chung đây là một nền kinh tế mông muội nhất mở đầu cho các thiết chế kinh tế xã hội sau này và tài chính cũng chưa xuất hiện.
Lực lượng sản xuất càng phát triển phá vỡ các quan hệ sản xuất cũ. Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ của cải làm ra ngày càng nhiều hơn và phương pháp mang tính chất không bình đẳng. Trong xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo, và xuất hiện giai cấp. Để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình và thống trị xã hội, giai cấp thống trị thành lập nhà nước đề ra những luật lệ có lợi cho giai cấp họ và để có nguồn thu cho ngân sách nhà nước thuế ra đời. Thuế là hình thức biểu hiện đầu tiên của tài chính, nó thể hiện các quan hệ kinh tế cá nhân tổ chức.
2. Sự phát triển của tài chính.
Sự phát triển của tài chính gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Điển hình là ngành thuế với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại thuế khác nhau xuất hiện các quỹ tiền tệ bên cạnh  đó tín dụng cũng phát triển với nhiều loại hình như tín dụng thương mại, ngân hàng, và bảo hiểm: ngày này các quốc gia trên thế giới đều coi chính sách tài chính tiền tệ là một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
II. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH.
Tài chính là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá là hệ thống các quan hệ kinh tê phát sinh trong quá trình phân phối sản phẩm xã hội trên cơ sở đó các quỹ tiền tệ được hình thành phân phối và sử dụng để đáp ứng nhu cầu của hàng hoá và xã hội.
- Hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và nhà nước khác trong quá trình vay mượn viện trợ.
- Hệ thống các quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế xuất hiện khi nhà nước thực hiện cấp vốn cho tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước.
Đối với các tổ chức kinh tế khác quan hệ này xuất hiện khi nhà nước trợ giúp tổ chức cho doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các NHTM, cơ quan nhà nước.
- Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế khác nhau và giữa các tổ chức kinh tế với cá nhân.
* Đặc điểm: Các quan hệ này luôn gắn liền với sự hoàn thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.
 
I. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.
1. Vai trò của hệ thống tài chính trong nền kinh tế.
Hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vưc khác nhau. Chúng có mối quan hệ và tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định:
Tạo ra các nguồn vốn cho nền kinh tế.
Đồng thời nó tạo ra sức thu hút các nguồn vốn đó.
Luân chuyển vốn giữa các bộ phận trong hệ thống tài chính đó.
2. Cơ cấu của hệ thống tài chính.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

2.1. Ngân sách nhà nước:
Đây là khâu tài chính giữ vị trí trung tâm và chủ đạo trong toàn bộ hệ thống tài chính (bởi vì nó chi phối và điều chỉnh tài chính khác).
Hoạt động của ngân sách nhà nước đặc biệt là quá trình chi tiêu và huy động thu nhập (thuế) có tác động đến các mục tiêu kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng... trong mọi thời kỳ.
2.2. Tài chính doanh nghiệp.
Đây là bộ phận cơ sở trong toàn bộ hệ thống tài chính (bởi vì từng doanh nghiệp nó là những tế baò kinh tế mà ở đó xảy ra hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, sản phẩm quốc dân. Mặt khác nguồn tích lũy tạo ra từ các doanh nghiệp đó là nguồn hình thành các quỹ vốn).
Hoạt động theo nguyên tắc hướng tới lợi nhuận cao.
2.3. Tài chính đối ngoại.
Nó phụ thuộc vào quan hệ kinh tế giữa đất nước với các quốc gia trên thế giới:
- Quan hệ tiếp nhận vốn vay viện trợ giữa các nhà nước với nhau.
- Quan hệ thanh toán giữa các nhà nước với các tổ chức nước ngoài.
- Hoạt động chuyển tiền và tài sản của các cá nhân ở nước ngoài vào trong nước.
- Hoạt động thực hiện những hợp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm giữa các cá nhân trong nước với công ty bảo hiểm nước ngoài.
2.4. Tài chính hộ gia đình.
Đây là bộ phận cơ sở nhưng mang tính chất phân tán rất  lớn nguồn tích lũy tạo ra trong hộ gia đình khác nhau.
Việc huy động và sử dụng quỹ tích lũy trong hộ gia đình là dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
2.5. Các tổ chức tài chính trung gian và thị trường tài chính.
Đây là bộ phận luân chuyển vốn trong nền kinh tế là cầu nối trung gian kết nối những người cần vốn và có vốn nhàn rỗi. Thông qua hoạt động tài chính trung gian hoặc hoạt động trực tiếp trên thị trường tài chính.
Các tổ chức tài chính trung bao gồm các tổ chức tài chính chính thức và các tổ chức tài chính không chính thức:
 
a) Các tổ chức tài chính chính thức:
a.1. Các ngân hàng thương mại:
Trong số các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống các ngân hàng thương mại chiếmvị trí quan trọng nhất cả về quy mô và về thành phần các nghiệp vụ (Có và Nợ).
Hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ, nghiệp vụ Nợ (huy động vốn); nghiệp vụ có (cho vay vốn) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ và vật quý giá...)
Ở nước ta, đa số các ngân hàng hiện nay là ngân hàng chuyên doanh do Nhà nước cấp vốn hoạt động (ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng công thương, ngân hàng ngoại thương...), hệ thống các chi nhánh của chúng lại được bố trí theo địa giới hành chính, nên chưa phát huy được đầy đủ vai trò của mình do nội dung hoạt động bị hạn chế, chất lượng và kỹ thuật phục vụ thấp, không có yếu tố cạnh tranh và không bám sát được sự phát triển của thị trường.
Để khắc phục cần sớm hình thành và phát triển các ngân hàng cổ phần đặc biệt là các ngân hàng kinh doanh tổng hợp.
a.2) Các CTTC:
Các CTTC thu hút vốn bằng cách phát hành thương phiếu hoặc cổ phiếu và trái khoán và dùng tiền thu được để cho vay (thường là các món tiền nhỏ) đặc biệt thích hợp với các nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Quá trình trung gian tài chính của các CTTC có thể được mô tả bằng cách nói rằng họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ - một quá trình hoàn toàn khác với quá trình của những ngân hàng thương mại, các ngân hàng này phát hành các món tiền gửi với số lượng tiền nhỏ và sau đó thường cho vay với món tiền lớn.
a.3) Các hợp tác xã tín dụng:
Các hợp tác xã tín dụng là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được thành lập chủ yếu theo nguyên tắc góp vốn cổ phần.
 
b. Các tổ chức tài chính không chính thức.
Các tổ chức tài chính không chính thức tồn tại dưới nhiều hình thức mà trước hết và quan trọng nhất là các công ty bảo hiểm.
II. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA:
1. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia:
Chính sách tài chính quốc gia là tổng hợp các chủ trương, đường lối, phương hướng và biện pháp về tài chính của đất nước trong một thời gian tương đối lâu dài.
Chính sách tài chính quốc gia hướng tới một số mục tiêu cơ bản sau:
- Nhằm tăng cường tiềm lực tài chính của đất nước trong đó đặc biệt là tiềm lực ngân sách nhà nước và tài chính doanh nghiệp.
- Đổi mới cơ chế hoạt động tài chính trong nền kinh tế nhưng phải đảm bảo sự đồng bộ cao.
- Góp phần vào việc kìm chế và đẩy lùi lạm phát trong nền kinh tế.
- Chính sách tài chính quốc gia nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong nền kinh tế.
2. Những nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia.
2.1.Chính sách về vốn đầu tư phát triển.
- Xác định nhu cầu về  vốn đầu tư phát triển: xác định vốn mà nền kinh tế quốc gia đòi hỏi trong mỗi giai đoạn để thực hiện vấn đề kinh tế, chính trị của giai đoạn đó.
- Đưa ra phương án sử dụng và mức phân bổ vốn đầu tư trong nền kinh tế cho các ngành, khu vực, dự án.
2.2. Chính sách về ngân sách nhà nước.
- Chính sách về quản lý điều hành thu ngân sách nhà nước.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách chế độ tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bên cạnh đó cũng chú ý đến nuôi dưỡng nguồn thu.
- Chính sách về quản lý và điều hành chi ngân sách  nhà nước phải làm thế nào giảm thấp nhất tính bao cấp trong chi tiêu của ngân sách nhà nước.
- Chính sách về cân đối ngân sách nhà nước.
2.3. Chính sách về tài chính doanh nghiệp.
Tích cực mở rộng tăng cường quyền tự chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính và nhà nước giảm bao cấp về vốn cho các doanh nghiệp lớn.
Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì hoàn thiện hệ thống pháp luật để kiểm tra, kiểm soát đối với các doanh nghiệp này.
2.4. Chính sách về tài chính đối ngoại.
- Chính sách xuất - nhập khẩu
Tăng cường đầu tư cho việc xuất khẩu sản phẩm hàng hoá, hạn chế việc khẩu  nguyên liệu đặc biệt nguyên liệu chưa qua chế biến.
Hạn chế việc nhập khẩu các hàng hoá tiêu dùng đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng trong nước mà chúng ta đã sản xuất được.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Chiến lược cho vay và trả nợ nước ngoài.
2.5. Chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng:
- Kiện toàn và hệ thống các ngân hàng
- Kiện toàn và tổ chức lại các tổ chức trung gian phi ngân hàng.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA024 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)