Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KT156 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh

Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh. Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định. Để giải quyết được vấn đề đó, phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1846 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 22-07-2012 03:53:50 PM
Mã Tài liệu
KT156
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ  CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 
 
1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp
Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạchtoán đặc biệt đặcbiệt là vận dụng phương pháp kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất, và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp bắt nguồn từ những đặc điểm của quy trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu loại hình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được hợp lý, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán được đúng đắn. và do đó phát huy được chức năng, vai trò và vị trí của kế toán trong công tác kế toán quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói Chung và quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Từ ngành kinh tế cấp I sẽ được phân chia thành ngành kinh tế cấp II, cấp III có loại hình công nghệ sản xuất tính chất quy trình công nghệ, phương pháp sản xuất sản phẩm, định kỳ sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm sản xuất ra khác nhau. Để nghiên cứu các loại hình sản xuất công nghiệp cần phải tiến hành phân loại sản xuất công nghiệp theo những tiêu thức khác nhau như: phân loại theo loại hình công nghệ sản xuất, phân loại theo tính chất của quy ỷình công nghệ, phân loại theo phương pháp sản xuất sản phẩm và sự lặp lại của sản phẩm sản xuất ra.   
1.2 Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loai CPSX chủ yếu.
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất.
CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chiphí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì. 
1.2.2 Các cách phân loại CPSX chủ yếu.
1.2.2.1 Phân loại CPSX theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí).
Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất (nội dung) kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. . Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia htành năm yếu tố:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ,... sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kì báo cáo.
-  Chi phí nhân công: Các chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kì báo cáo, và các khoản trích theo lương (BHXH, KPCĐ, BHYT)
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp phải trích trong kỳ báo cáo.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:Bao gồm các chi phí về nhận cung cấpdịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động  sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kì báo cáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác.
- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa phản ánh ở các chỉ tiêu  trên, đã chi bằng tiền trong kì báo cáo như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo.
1.2.2.2 Phân loại CPSX theo công dụng kinh tế chi phí( khoản mục chi phí ).
Những CPSX có cùng mục đích, công dụng được sắp xếp vào một khoản chi phí, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí.
Theo quy định hiện hành, CPSX ở Việt Nam bao gồm ba khoản mục chi phí:
-Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu,... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội), ngoài 2 khoản mục trên CPSXC bao gồm:
+ Chi phí NVL: gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như: vật liệu dùng chung để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ vật liệu văn phòng phân xưởng.
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các khoản tiền lương, các khoản trợ cấp lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phân sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ dùng trong phân xưởng như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, vật truyền dẫn, nhà xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằmg sáng chế, nhãn hiệu thương mại...
+ Chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng.
1.2.2.3 Phânloại CPSX theo mối quan hệ giữa CPSX và khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kì.
Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX chia làm 2 loại:
- Chi phí cố dịnh (biến phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức đọ nhất định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng.
- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kì như CPNVLTT, CPNCTT.
Cách phân loại này, có ý nghĩa rất quan trọng đối với kế toán quản trị trong quá trình phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, xác định phương hướng nâng cao hiệu quả chi phí.
1.3 ý nghĩa của công tác quản lý CPSX trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác quản lý CPSX có tác dụng phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo CPSX theo yếu tố, lập kế hoach cung ứng vật tư, tiền vốn, sử dụng lao động... ho kì sau.
- Công tác quản lý CPSX góp phần cung cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản xuất sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài lệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
  - Công tác quản lý CPSX có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định cần thiết để hạ gí thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
1.4 Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm.
1.4.1 Giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
1.4.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo tời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất, dựa trên các định mức và dự toán chi phí trong kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này xác định mức độ chi phí giới hạn để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành cũng được tính trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng), nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, kể cả chi vượt hoặc ngoài định mức, kế hoạch (thiệt hại, hao hụt trong sản xuất,...).
1.4.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 2 loại
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm, công việc hoàn thành.
- Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất, CPBH và CPQLDN tính cho sản phẩm đó..
1.5 Đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành sản phẩm.
1.5.1 Đối tượng tập hợp CPSX.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Vì vậy, khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí. Sau đó, căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí.
 
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KT156 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)