Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KT127 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Thép Thăng Long

Doanh nghiệp thương mại đóng vai trò là mạch máu trong nền kinh tế quốc dân, có quá trình kinh doanh theo một chu kỳ nhất định: mua-dự trữ- bán trong đó bán hàng là khâu cuối cùng và có tính quyết định đến quá trình hoat động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó viêc quản lý quá trình bán hàng có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp thương mại.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1873 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 22-07-2012 10:40:08 AM
Mã Tài liệu
KT127
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
Chương 1
 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
 
1.1.Đặc điểm của nền kinh tế thị trường.
1.1.1.Thị trường.
        Thị trường là nơi mua bán trao đổi các loại hàng hoá; nói cách khác đây là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu. Thị trường cũng là nơi tập trung nhiều nhất các mâu thuẫn của nền kinh tế, là nơi khởi điểm và kết thúc của quá trình kinh doanh.
        Trong thị trường, giá cả là phạm trù trung tâm, là bàn tay vô hình điều tiết và kích thích nền sản xuất của xã hội. Thông qua giá cả thị trường, thị trường thực hiện các chức năng điều tiết và kích thích của mình trong đó cung- cầu là hai phạm trù kinh tế lớn bao trùm lên thị trường, quan hệ cung- cầu trên thị trường đã quyết định giá cả trên thị trường.
1.1.2.  Kinh tế thị trường.
1.1.2.1. Khái niệm kinh tế thị trường.
        Cùng với lịch sử phát triển của loài người thì kinh tế xã hội cũng có bước tiến phù hợp. Hình thái kinh tế chuyển từ kinh tế tự nhiên lên hình thái kinh tế cao hơn đó là kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá ra đời đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tới nay nó đã phát triển và đạt tới trình độ cao đó là nền kinh tế thị trường.
        Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó các quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm , lợi ích đều do các quy luật của thị trường điều tiết, chi phối.
        Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường mà cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố quan hệ cơ bản, vận động dưới sự chi phối của quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.
        Thị trường và cơ chế thị trường là yếu tố khách quan, từng doanh nghiệp không thể làm thay đổi thị trường mà họ phải tiếp cận và tuân theo thị trường. Qua thị trường doanh nghiệp có thể tự đánh giá lại mình và biết được mình làm  ăn hiệu quả không.
        Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp biểu hiện qua việc mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị trường là hướng tìm kiếm lợi ích của mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
        Trong cơ chế thị trường,  những vấn đề có liên quan đến việc phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên sản xuất khan hiếm như lao động, vốn,…về cơ bản được giải quyết khách quan thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc biệt là quy luật cung cầu.
        Khách hàng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị trường; quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thu hút thoả mãn nhu cầu của khách hàng với phương trâm  “khách hàng là thượng đế”.
        Tất cả các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế được tiền tệ hoá. Tiền tệ trở thành thước đo hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
        Lợi nhuận là yếu tố trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
        Thông qua các quy luật kinh tế đặc biệt là sự linh hoạt trong giá cả nền kinh tế thị trường luôn duy trì sự cân bằng giữa cung- cầu của các loại hàng hoá, dịch vụ, hạn chế xảy ra khan hiếm hàng hoá.
1.1.2.3. Vai trò của kinh tế thị trường.
        Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa mục tiêu tăng cường tự do cá nhân và mục tiêu công bằng xã hội, giữa đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn lĩnh vực hoạt động, định ra các phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
        Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị kinh tế được tự do lựa chọn sản xuất kinh doanh nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định.
        Qua đó ta thấy nền kinh tế thị trường có khả năng tập hợp được các loại hoạt động, trí tuệ và tiềm lực của hàng loạt con người nhằm hướng tới lợi ích chung của xã hội đó là: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng xuất lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Nhưng nền kinh tế thị trường không phải là một hệ thống được tổ chức hài hoà mà trong hệ thống đó cũng chứa đựng đầy mâu thuẫn phức tạp. Vì vậy, để khắc phục được và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế  thị trường cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường.
1.2. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường.
        Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp thương mại cũng mang những đặc điểm của thương mại thị trường.
        Các doanh nghiệp thương mại đều phải tuân thủ theo giá cả thị trường (là hình thức biểu hiện của giá trị thị trường). Quy luật cung- cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh là những yếu tố quyết định tới giá cả thị trường.
        Trên thị trường, người bán hàng muốn bán với giá cả cao còn người người mua lại muốn mua với giá thấp. Do đó phải thông qua giá cả thị trường để điều hoà lợi ích giữa người mua và người bán. Giá này có xu hướng tiến tới giá bình quân(giá mà tại đó mức cung bằng mức cầu).
Thương mại tự do có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Các doanh nghiệp được tự do kinh doanh các mặt hàng (trừ các mặt hàng nhà nước cấm); các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, người mua có quyền lựa chọn người bán còn người bán bán gì, bán như thế nào phụ thuộc vào khả năng của mình. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước chủ trương hình thành nền kinh tế đa thành phần, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên cơ sở tuân thủ theo pháp  luật. Lợi nhuận là mục đích chủ yếu taọ ra sự cạnh tranh  giữa các doanh nghiệp và cũng do sự cạnh tranh này mà thị trường ngày càng phát triển.
1.3. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
          Nghiệp vụ bán hàng tiêu thụ hàng hoá liên quan đến từng khách hàng, từng phương thức thanh toán và từng mặt hàng nhất định.Do đó, công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng đòi hỏi phải quản lý các chỉ tiêu như quản lý doanh thu, tình hình thay đổi trách nhiệm vật chất ở khâu bán, tình hình tiêu thụ và thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ về các khoản thanh toán công nợ về các khoản phải thu của người mua, quản lý giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ…quản lý nghiệp vụ bán hàng cần bám sát các yêu cầu sau:
          + Quản lý sự vận động của từng mặt hàng trong quá trình xuất- nhập- tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị
          + Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng,từng thể thức thanh toán,từng khách hàng và từng loại hàng hoá tiêu thụ
          + Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền hàng.
          +Tính toán xác định từng loại hoạt động của  doanh nghiêp.
          + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ quy định.
1.4. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
          Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kinh doanh, nó là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vốn của các doanh nghiệp. Đồng thời nó là nguồn thông tin số liệu tin cậy để nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, kiểm tra, kiểm soát của các ngành các lĩnh vực. Do đó, kế toán bán hàng cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
          Ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp cả về giá trị và số lương hàng bán trên từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng.
          Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá tính toán của hàng bán ra bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm hàng, từng hoá đơn khách hàng, từng đơn vị trực thuộc( theo các của hàng, quầy hàng…).
          Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ đồng thời phân bổ phí thu mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định hiệu quả bán hàng.
          Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ…
          Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng, thực tế phát sinh và kết chuyển (hay phân bổ), cho phép bán hàng cho hàng tiêu thụ làm căn cứ để xác đinh kết quả kinh doanh.
          Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.
          Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng
1.5. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Thông qua bán hàng , giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện: vốn của doanh nghiệp thương mại đươc chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra,bù đắp được chi  phí và có nguồn tíc luỹ để mở rộng kinh doanh. Nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp thương mại có đặc điểm cơ bản như sau:
1.5.1. Phương thức và hình thức bán hàng :
        Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau: bán buôn, bán lẻ, ký gửi, đại lý…trong mỗi phương thức lại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.5.1.1. Bán buôn
        Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng chủ yếu của các đơn vị thương mại, các doanh  nghiệp sản xuất…để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến. Đặc điểm của hàng bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đưa vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng hoá thường được bán buôn theo lô hoặc được bán với số lượng lớn, giá biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán.Trong bán buôn thường bao gồm 2 phương thức:
a.   Bán buôn hàng hoá qua kho:
Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới 2 hình thức:
* Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp.
Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của bên bán để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chứng nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
* Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng.
Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm mà bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của bên doanh nghiệp thương mại, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ; người bán mất quyền sở hữu số hàng đã giao. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước giữa hai bên. Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phí vận chuyển, sẽ được tính vào chi phí bán hàng. Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ phải thu tiền của bên mua.
b.  Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng.
Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình  thức:
 
* Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng bên mua đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ.
*  Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng.
Theo hình thức chuyển hàng này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận đươc hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ.
1.5.1.2. Bán lẻ.
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, các đơn vị kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thưc hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
a.   Bán lẻ thu tiền tập trung.
Đây là hình thức bán hàng mà trong đó, tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách; viết các hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.
b. Bán lẻ thu tiền trực tiếp.
Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo bán hàng.
c.  Bán lẻ tự phục vụ (tự chọn)
Khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bàn tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và quản lý hàng hoá ở quầy hàng do mình phụ trách.
d. Hình thức bán trả góp
Theo hình thức này, người mua hàng được trả  tiền mua hàng thành nhiều lần cho doanh nghiệp thương mại, ngoài số  tiền  thu theo giá bán thông thường còn thu thêm người mua một khoản lãi do trả chậm.Về thực chất, người bán  chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là  tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KT127 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)