Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KT124 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu với việc tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô 1-5

Trong mấy năm gần đây, hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên do trình độ quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế thể hiện ở nhiều mặt, nhất là chế độ kế toán tài chính chưa phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất của đơn vị.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1685 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 22-07-2012 10:35:28 AM
Mã Tài liệu
KT124
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG I
 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU  QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI  CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠCH TOÁN  NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1. Khái niệm, đặc điểm
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác động của sức lao động  chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm và  toàn bộ giá trị vật  liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn trọng tổng chi phí sản xuất do đó nó quyết định chất lượng của cả quá trình sản xuất. Đầu vào có tốt thì đầu ra mới đảm bảo, đó là sản phẩm sản xuất ra mới có chất lượng cao.
Nguyên vật liệu tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau, có thể ở thể rắn như sắt,thép, ở thể lỏng như dầu, xăng, sơn ở dạng bột như cát, vôi… tuỳ từng loại hình sản xuất.
Nguyên vật liệu  có thể tồn tại ở các dạng như:
- Nguyên vật liệu ở dạng ban đầu, chưa chịu tác động của bất kỳ quy trình sản xuất nào.
- Nguyên vật liệu ở các giai đoạn sản xuất khác: nguyên vật liệu là  sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đẻ tiếp tục đưa vào sản xuất, chế tạo thành thực thể của sản phẩm.
Những đặc điểm trên đã tạo ra những đặc điểm riêng trong công tác hạch toán nguyên vật liệu từ khâu tính giá, đến hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu và sử dụng quản lý tốt nguyên vật liệu.
2. Phân loại nguyên vật liệu:
Do nguyên vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều loại nhiều thứ có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại  nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu. Có nhiều cách phân loại nguyên vật liệu khác nhau tuỳ theo yêu cầu quản lý đặc điểm sản xuất kinh doanh  của doanh nghiệp:
* Theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Theo đặc trưng này, thì nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất được phân ra thành:
- Nguyên vật liệu  chính: Là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công chế biến sẽ  thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Ngoài ra, còn có cả bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến.
- Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh được sử dụng kết hợp nguyên vật liệu chính để hoàn thiện nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm, thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị, hoặc  dùng để bảo quản hoặc để  sử dụng  để theo dõi bảo đảm cho công cụ lao động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu  cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
- Nhiên liệu là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng dầu…
- Phụ tùng thay thế: Là các loại vật tư được sử dụng cho  hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản.
Vật liệu khác: Là các loại vật liệu đặc trưng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu hồi . Hạch toán nguyên vật liệu theo  cách  phân loại trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu.
Ngoài ra còn có cách phân loại khác:
* Phân loại theo nguồn hình thành:
- Vật liệu mua ngoài: Là những vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp mua ngoài thị trường.
- VL sản xuất: Là những VL do doanh nghiệp tự chế biến hay thuê ngoài chế biến
- Vật liệu nhận vốn góp liên doanh.
- Vật liệu được biếu tặng, cấp phát.
* Phân loại theo quan hệ sở hữu:
- Vật liệu tự có: Bao gồm tất cả những vật liệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp
- Vật liệu nhận gia công chế biến cho bên ngoài
- Vật liệu nhận giữ hộ.
3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:
Do nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng trong tổng số giá thành sản phẩm; có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh  nghiệp cần  tiến hành tốt việc quản lý, bảo quản và hạch toán các qúa trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu; Do đó đặt ra yêu cầu đối với quản lý và sử dụng nguyên vật liệu:
- Doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các thông tin chi tiết và tổng hợp của từng thứ nguyên vật liệu cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Phải quản lý nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất kinh doanh theo đối tượng sử dụng hay các khoản chi phí.
- Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các quy định về lập “Sổ danh điểm nguyên vật liệu”, thủ tục lập và luân chuyển đúng chứng từ, mở các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo chế độ quy định.
- Doanh nghiệp phải quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tránh tình trạng ứ đọng, hoặc khan hiếm  ảnh  hưởng đến tình trạng sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê, đối chiếu nguyên vật liệu, quy trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong từng phân xưởng, phòng ban trong toàn doanh nghiệp.
Như vậy, nếu quản lý tốt nguyên vật liệu tạo điều kiện thúc đẩy việc cung cấp kịp thời, ngăn ngừa hiện tượng hư hỏng, mất mát góp phần hạ giá thành sản phẩm, và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
Từ những đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trên đã dặt ra nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất.
4. Nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất:
Để cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho công tác quản lý nguyên vật liệu, hạch toán nguyên vật liệu phải đảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời số lượng, chất lượng, giá mua thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời số lượng, giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu
- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tính toánvà  phản ánh chính xác số  lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, kém phẩm chất, ứ đọng để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
II. TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU- NVL:
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Trong công tác hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế.
Giá thực tế của nguyên vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu.
Các doanh nghiệp tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá thực tế bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo  phương pháp khấu trừ thì giá thực tế không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
1. Tính giá nguyên vật liệu nhập trong kỳ:
Giá thực tế của VL nhập kho được xác định tuỳ thuộc vào từng nguồn nhập:
- Vật liệu mua ngoài: Giá thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán, các khoản thuế(nếu có), chi phí thu mua vận chuyển, lưu kho, lưu bãi.... trừ đi các khoản giảm trừ như: giảm giá, chiết khấu(nếu được người bán chấp nhận).
- Vật liệu chế biến xong nhập kho: Giá thực tế bao gồm chi phí tự chế biến, chi phí thuê ngoài gia công chế biến( nếu thuê ngoài gia công).
            - Đối với NVL nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế là giá trị NVL được các bên tham gia góp vốn thoả thuận cộng (+) các chi phí tiếp nhận  (nếu có).
- Nguyên vật liệu được tặng thưởng: Giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương cộng (+) các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận.
- Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc giá thị trường.
2. Tính giá nguyên vật liệu xuất trong kì.
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp và trình độ của kế toán trong doanh nghiệp.
Các phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho thường dùng là:
2.1. Phương pháp tính giá thực tế bình quân:
Giá thực tế của NVL xuất kho = Giá bình quân 1 đơn vị NVL x Lượng NL xuất kho
Trong đó:
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá bình quân 1 đơn vị NVL =

Giá trịn NVL tồn đầu kỳ+ giá trị NVL nhập trong kỳ

Số lượng NVL(tồn đầu kỳ+ số lượng nhập trong kỳ)
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm  nguyên vật liệu nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều:
Ưu điểm: Giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Nhược điểm: công việc tính giá NVL vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đế tiến độ của các khâu kế toán; đồng thời phải tính cho từng loại NVL.
- Phương pháp  giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập:
Theo phương pháp này, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm nguyên vật liệu sau mỗi lần nhập:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá trị thực tế NVL (tồn trước khi nhập+ nhập vào lần này
Lượng thực tế VL(tồn trước khi nhập+ nhập vào lần này)
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu và số lần nhập nguyên vật liệu mỗi loại ít.
Ưu điểm: Theo dõi thường xuyên, kịp thời, chính xác.
Nhược điểm: Khối lượng công việc tính toán nhiều.
- Phương pháp giá thực tế bình quân cuối kỳ trước:
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = Giá thực tế VL tồn đầu kỳ(hoặc cuối kỳ trước)
Lượng VL tồn đầu kỳ ( hoặc cuối kỳ trước)
- Phương pháp này có:
Ưu điểm: Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng tính toán.
Nhược: Không chính xác nếu giá cả NVL trên thị trường có sự biến động.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có danh điểm nguyên vật liệu có giá thị trường ổn định.
2.2. Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập trước sẽ được xuất trước. Vì vậy, lượng NVL xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá  thực tế của lần nhập  đó.
Ưu điểm: kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời
Nhược điểm: Hạch toán chi tiết theo từng loại, từng kho mất thời gian công sức, chi phí kinh doanh không phản ánh kịp thời theo giá thị trường NVL.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, chủng loại NVL ít, số lượng nhập, xuất NVL ít, giá cả thị trường ổn định...
2.3. Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế  xuất kho giả định là lô NVL nào nhập vào kho sau sẽ được dùng trước. Vì vậy, việc tính giá xuất của NVL được làm ngược lại với phương pháp nhập sau - xuất trước.
Ưu điểm: Tính giá NVL xuất kho kịp thời, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được phản ảnh kịp thời theo giá thị trường của ngân hàng.
Nhược điểm: Phải hạch toán theo chi tiết từng nguyên vật liệu, tốn công.
2.4. Phương pháp trực tiếp (gọi là phương pháp giá thực tế đích danh hay phương pháp đặc điểm riêng)
NVL được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh). Vì vậy, khi xuất nguyên vật liệu ở lô nào thì tính giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó.
Phương pháp  này  thích hợp với các doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô nguyên vật liệu nhập kho với các loại NVL có giá trị cao, phải xây dựng hệ thống kho tàng cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho.
Ưu điểm: công tác tính giá được thực hiện kịp thời, thông qua đó kho kế toán có thể theo dõi được thời gian bảo quản riêng từng loại NVL.
Nhược điểm: chi phí lớn cho việc xây dựng kho tàng để bảo quản NVL.
2.5. Phương pháp trị giá hàng tồn cuối kỳ
Áp dụng đối với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL mẫu mã khác nhau nhưng không có điều kiện kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho. Vì vậy, doanh nghiệp phải tính giá cho số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước, sau đó mới xác định được NVL xuất kho trong kỳ:
Giá thực tế NVL tồn cuối kỳ = Số lượng tồn cuối kỳ x Đơn giá NVL nhập kho lần cuối  
Giá thực tế NVL  xuất kho = Giá thực tế NVL nhập kho + Giá trị thực tế tồn đầu kỳ - Giá trị thực tế tồn cuối kỳ  
Doanh nghiệp nên áp dụng đối với những NVL có giá thị trường ổn định.
2.6. Phương pháp hệ số giá
Áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập- xuất NVL diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó, việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là loại giá ổn định có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập- xuất- tồn kho NVL trong khi tính được giá thực tế của nó.
Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch, giá mua vật liệu ở thời điểm  nào đó hoặc giá bình quân tháng trước.
Việc tính giá thực tế xuất trong kỳ dựa trên cơ sở hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán.
Hệ số giá VL = Giá thực tế VL tồn đầu kỳ+Giá thực tế VL nhập trong kỳ
Giá hạch toán VL tồn đầu kỳ+Giá hạch toán VL nhập trong kỳ
Do đó, giá thực tế:
VL xuất trong kỳ
(hoặc tồn cuối kỳ)
= Giá hạch toán VL xuất trung kỳ (tồn cuối kỳ) x Hệ số giá VL
Phương pháp này cho phép kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL trong công tác tính giá nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng không bị phụ thuộc vào chủng loại, số lần nhập- xuất NVL; Vì vậy khối lượng công việc ít, hạch toán chi tiết đơn giản hơn.
Tuy nhiên, khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ.
Phương pháp này có thể tính cho từng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên vật liệu  chủ yếu tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý.
Trên đây là một số phương pháp tính giá xuất NVL trong kỳ. Từng phương pháp có ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Vì vậy, tuỳ vào quy mô, đặc điểm doanh nghiệp và trình độ quản lý của kế toán mà sử dụng phương pháp tính toán thích hợp.
III. HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KT124 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)