Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KT123 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Truyền tải điện I

Sau một thời gian thực tập tại Công ty Truyền tải điện I, đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, và ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1697 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 22-07-2012 10:32:30 AM
Mã Tài liệu
KT123
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
 
I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất:
1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu
1.1.1. Khái niệm:
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích tác động vào nó. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động mà do lao động làm ra thì mới hình thành nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh giá trị nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm dịch vụ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá trị sản phẩm.
1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu:
          Về mặt hiện vật: Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu được tiêu dùng toàn bộ.
          Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra.
1.2. Vị trí của nguyên vật liệu trong sản xuất.
          Quá trình sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động (Chủ yếu là nguyên vật liệu) một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm.
Việc cung cấp nguyên vật liệu có đầy đủ kịp thời hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Sản xuất sẽ không thể tiến hành được nếu như không có nguyên vật liệu. Nhưng khi đã có nguyên vật liệu rồi thì sản xuất có thuận lợi hay không lại phụ thuộc chất lượng nguyên vật liệu. Ngoài ra, việc tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong việc tạo ra sản phẩm cần phải hết sức chú ý đến chất lượng sản phẩm. Đó là yêu cầu quan trọng mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải quan tâm trong nền kinh tế thị trường. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm, cho nên việc kiểm tra chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng tác động tới giá thành của sản phẩm và chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất.
Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phải lấy thu nhập bù đắp chi phí và có lãi thì doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí nguyên vật liệu một cách hợp lý. Như vậy, nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và sống còn của doanh nghiệp.
Mặt khác, xét về vốn thì nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động trong doanh nghiệp đặc biệt là vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu một cách tiết kiệm.
1.3. Phân loại và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:
1.3.1. Phân loại
          a. Căn cứ vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất, nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
          * Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công chế biến sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (Bông cho nhà máy dệt, xi măng, sắt thép cho các công trình xây dựng cơ bản...). Ngoài ra, thuộc nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến.
          * Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, phục vụ hoạt động của các tư liệu hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (Dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, xà phòng, giẻ lau...).
* Nhiên liệu, năng lượng: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt khí đốt...
* Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển.
* Vật liệu và thiết bị xây dựng: Cơ bản bao gồm các loại và thiết bị (Cẩu lắp, không cẩu lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ...) mà các doanh nghiệp mua nhằm đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Theo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nội dung kinh tế cùng chức năng của từng loại nguyên vật liệu và từ đó có phương hướng và biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại nguyên vật liệu.
b. Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn hình thành
* Nguồn từ bên ngoài nhập vào: Chủ yếu là mua ngoài, liên doanh, tặng, biếu.
* Nguồn tự sản xuất:
Cách phân loại này có tác dụng làm căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mua và dự trữ nguyên vật liệu làm cơ sở xác định giá vốn thực tế của nguyên vật liệu.
1.3.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển khối lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi ngày càng nhiều chủng loại nguyên vật liệu. Đối với nước ta, nguyên vật liệu trong nước còn chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất, một số loại nguyên vật liệu còn phải nhập của nước ngoài. Do đó, việc quản lý nguyên vật liệu phải hết sức tiết kiệm, chống lãng phí, đúng quy trình công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm tốt và có hiệu quả.
Muốn quản lý tốt nguyên vật liệu ta phải quản lý tốt trên các khâu: Thu mua, bảo quản, dự trữ  và sử dụng.
* ở khâu thu mua:  Phải tổ chức quản lý quá trình thu mua nguyên vật liệu sao cho đủ về số lượng, đúng chủng loại, tốt về chất lượng, giá cả hợp lý, nhằm hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm.
* ở khâu bảo quản: Phải bảo đảm theo đúng chế độ quy định tổ chức hệ thống kho hợp lý, để nguyên vật liệu không thất thoát, hư hỏng kém phẩm chất, ảnh hưởng đến chất liệu sản phẩm.
* ở khâu dự trữ: Phải tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, cần quan tâm quản lý tốt khâu dự trữ. Phải dự trữ nguyên vật liệu đúng mức tối đa, tối thiểu để không gây ứ đọng hoặc gây gián đoạn trong sản xuất.
* ở khâu sử dụng: Do chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất vì vậy cần sử dụng nguyên vật liệu đúng mức tiêu hao, đúng chủng loại, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
Do đó, công tác quản lý nguyên vật liệu là rất quan trọng nhưng trên thực tế có những doanh nghiệp vẫn để thất thoát một lượng nguyên vật liệu khá lớn do không quản lý tốt nguyên vật liệu ở các khâu, không xác định mức tiêu hao hoặc có xu hướng thực hiện không đúng. Chính vì thế cho nên luôn luôn phải cải tiến công tác quản lý nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tế.
1.4. Nguyên tắc đánh giá và cách đánh giá nguyên vật liệu
1.4.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu trung thực khách quan.
Theo chuẩn mực 02, kế toán nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu phải phản ánh theo giá gốc (giá thực tế), có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định giá thực tế xuất kho theo phương pháp quy định. Song do đặc điểm của nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác quản trị nguyên vật liệu phục vụ kịp thời cho việc cung cấp hàng ngày, tình hình biến động và số hiện có của nguyên vật liệu nên trong công tác kế toán quản trị nguyên vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Song dù đánh giá theo giá hạch toán, kế toán vẫn phải đảm bảo việc phản ánh tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu trên các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp theo giá thực tế.
1.4.2. Các cách đánh giá nguyên vật liệu
* Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
Giá thực tế nhập kho = giá mua + chi phí mua + thuế nhập khẩu (Nếu có) + thuế VAT - các khoản giảm trừ.
* Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến:
Giá thực tế nhập kho = giá thành sản xuất nguyên vật liệu
* Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
Giá thực tế nhập kho = chi phí nguyên vật liệu + Chi phí gia công + Chi phí vận chuyển.
* Đối với nguyên vật liệu nhận đóng góp từ đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh:
Giá trị thực tế = Giá thoả thuận do các bên xác định + Chi phí tiếp nhận (Nếu có)
* Phế liệu thu hồi nhập kho: Giá trị thực tế nhập kho là giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu.
1.4.3. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho;
a) Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này, gía trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể tính theo kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Công thức: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân của NVL.
Đơn giá NVL thực tế bình quân = Giá tị thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
 
Số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
 
b) Tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước:
Theo phương pháp này, trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KT123 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)