Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu T093 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng

Thực tiễn cách mạng đã chứng minh rằng chỉ khi nào con người nắm vững những lý luận về phép biện chứng và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc phương pháp luận của nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì quá trình cải tạo tự nhiên và biến đổi xã hội mới thực sự mang tính cách mạng triệt để. Ngược lại, quan điểm siêu hình luôn xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập với lối tư duy cứng nhắc sẽ dẫn tới những hạn chế và sai lầm không thể tránh khỏi trong tiến trình phát triển xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của phép biện chứng, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng được đặt ra như một nhu cầu cần thiết và tất yếu.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2365 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 08-05-2012 02:14:47 PM
Mã Tài liệu
T093
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

I. PHÂN BIỆT PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH

Biện chứng và siêu hình là hai mặt đối lập trong tư duy. Phương pháp biện chứng là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển vô cùng với tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Trái lại, phương pháp siêu hình là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới trong trạng thái cô lập, phiến diện với tư duy cứng nhắc. Lịch sử đấu tranh giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp này đã thúc đẩy tư duy triết học phát triển và được hoàn thiện dần với thắng lợi của tư duy biện chứng duy vật.
Hạn chế của phương pháp siêu hình thể hiện ở chỗ chỉ thấy những sự việc cá biệt mà không thấy mối liên hệ giữa những sự vật ấy, chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà không rhấy sự ra đời và biến đi của sự vật, chỉ thấy trạng thái tĩnh của sự vật mà không thấy trạng thái động của nó. Quan điểm biện chứng đã khắc phục được những hạn chế của phương pháp siêu hình bằng cách xem xét các sự vật trong mối liên hệ qua lại với nhau, không chỉ thấy sự tồn tại mà còn rhấy cả sự hình thành và tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái vận động biến đổi không ngừng của sự vật.
Tuy nhiên, Ăngghen cũng khẳng định rằng thế giới quan siêu hình là điều không thể tránh khỏi và sự ra đời của nó là hợp quy luật đối với một giai đoạn nhất định trong lịch sử phát triển của nhận thức khoa học – giai đoạn nghiên cứu các chi tiết của bức tranh toàn cảnh về thế giới tự nhiên. Muốn nhận thức được các chi tiết ấy, người ta buộc phải tách chúng ra khỏi những mối liên hệ tự nhiên, lịch sử của chúng để nghiên cứu riêng từng chi tiết một theo đặc tính của chúng, theo nguyên nhân, kết quả riêng của chúng. Thời kỳ này kéo dài từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII. Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu tiến từ giai đoạn sưu tập sang giai đoạn chỉnh lý, nghiên cứu về các quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng thì phương pháp siêu hình không còn đáp ứng được yêu cầu của nhận thức khoa học. Cuộc khủng hoảng Vật lý học cuối thế kỷ XIX do ảnh hưởng của quan niệm siêu hình là một minh chứng cho hạn chế của phương pháp siêu hình. Những kết quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học và sinh học đã đòi hỏi và chứng tỏ rằng cần phải có một cách nhìn biện chứng về thế giới và khi đó, phép siêu hình đã bị phủ định nhường chỗ cho phép biện chứng.
Trong lịch sử triết học, phương pháp biện chứng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cao thấp khác nhau, trong đó phép biện chứng duy vật là thành quả phát triển cao nhất và khoa học nhất của tư duy biện chứng. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu sự hình thành phép biện chứng qua từng thời kỳ lịch sử nhất định, bắt đầu từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ phục hưng và cận đại, tiếp đó hình thành phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và sau cùng hoàn chỉnh ở phép biện chứng duy vật Mácxít.

II. SỰ HÌNH THÀNH PHÉP BIỆN CHỨNG THỜI  KỲ CỔ ĐẠI

Ba nền triết học tiêu biểu của thời kỳ cổ đại được biết đến là nền triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại.
1. Phép biện chứng trong triết học Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc nam châu Á có điều kiện khí hậu hết sức khắc nghiệt và địa hình tách biệt với các quốc gia, do đó Ấn Độ cổ đại trở thành một nền văn minh khép kín. Các tư tưởng tôn giáo rất phát triển trong xã hội Ấn Độ thường xuyên đan xen vào triết học làm nên nét đặc thù riêng của triết học Ấn Độ cổ đại. Có thể nói, triết học Ấn Độ tuy còn ở trình độ sơ khai song nó đã chứa đựng các yếu tố về bản thể luận và những tư duy biện chứng. Các tư tưởng biện chứng mộc mạc, thô sơ được tập trung thể hiện trong một số trường phái triết học Ấn Độ cổ đại sau:
a. Triết học Samkhya
Theo phái Samkhya, Prakriti là vật chất đầu tiên ở dạng tinh tế, trầm ẩn, vô định hình và trong nó chứa đựng khả năng tự biến hoá. Prakriti không ngừng biến hoá, phát triển trong không gian theo luật nhân quả dẫn tới xuất hiện tính đa dạng của giới tự nhiên. Tuy nhiên, về bản thể luận, phái Samkhya theo quan điểm nhị nguyên luận khi thừa nhận sự tồn tại hai bản nguyên của vũ trụ là bản nguyên vật chất Prakriti và bản nguyên tinh thần Prusa.
b. Triết học Jaina
Tư tưởng biện chứng của phái Jaina thể hiện ở học thuyết tương đối. Theo đó, tồn tại vừa bất biến, vừa biến chuyển. Cái vĩnh hằng là bản thể còn cái không vĩnh hằng luôn biến đổi là các dạng của bản thể. Điều đó có nghĩa là thế giới bao quanh con người vừa vận động lại vừa đứng im, đó là một mâu thuẫn mà con người cần phải chấp nhận.
c. Triết học Lokayata
Theo phái Lokayata, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới được tạo ra từ bốn nguyên tố vật lý: đất, nước, lửa và không khí. Các nguyên tố này tự tồn tại, tự vận động trong không gian mà tạo thành tất cả các sự vật, kể cả con người. Đây là trường phái duy vật và vô thần triệt để nhất trong các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại. Nó ra đời từ phong trào đấu tranh chống sự thống trị của chủ nghĩa duy tâm trong Veda và giáo lý của đạo Bàlamôn đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội.
d. Triết học Phật giáo
Khi luận giải những vấn đề thuộc thế giới quan và nhân sinh quan triết học, Phật giáo đã đề cập tới hàng loạt những vấn đề thuộc phạm vi của phép biện chứng, với tư cách là học thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và sự biến đổi của mọi tồn tại. Thế giới quan triết học phật giáo và những tư tưởng biện chứng của nó được thể hiện qua một số phạm trù cơ bản là: vô ngã, vô thường và nhân quả.
- Vô ngã là không có cái tôi bất biến. Cách nhìn này hoàn toàn đối lập với cách nhìn siêu hình về tồn tại. Cũng từ cách nhìn này, triết học Phật giáo đưa ra những nguyên lý về mối liên hệ tất định, phổ biến: không có cái nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác, tất cả đều hoà đồng nhau.
- Vô thường nói lên sự biến đổi không ngừng của vạn vật, không có cái gì đứng im. Quy luật vô thường của mọi tồn tại là Sinh - Trụ - Dị - Diệt.
Đây là một phỏng đoán biện chứng về sự biến đổi của tồn tại.
- Quy luật nhân quả cho rằng sự tồn tại đa dạng và phong phú của thế giới đều có nguyên nhân tự thân, đó là quy luật nhân quả, một định lý tất định và phổ biến của mọi tồn tại, dù đó là vũ trụ hay nhân sinh.
Triết học ấn Độ là một trong những nôi triết học vĩ đại của loài người thời kỳ cổ đại. Nó chứa đựng những yếu tố duy vật, vô thần và đã manh nha hình thành các tư tưởng biện chứng sơ khai. Tuy nhiên, tư duy triết học thời kỳ này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: coi linh hồn con người là bất tử (đạo Phật) hay phán đoán về thế giới hiện tượng của phái Jaina.
2. Phép biện chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và có lịch sử phát triển lâu đời vào bậc nhất thế giới. Đó là một trong những trung tâm tư tưởng lớn nhất của nhân loại thời cổ. Triết học Trung Quốc cổ đại chịu sự chi phối trực tiếp của những vấn đề chính trị xuất phát từ hiện trạng xã hội biến động đương thời. Chính vì vậy trong thời kỳ này, các triết gia Trung Quốc thường đẩy sâu quá trình suy tư về các vấn đề thuộc vũ trụ quan và biến dịch luận. Song cần phải khẳng định rằng, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại là chủ nghĩa duy vật chất phác và phép biện chứng tự phát. Có thể thấy một số tư tưởng biện chứng nổi bật của triết học Trung Quốc cổ đại qua một số trường phái triết học sau:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu T093 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)