Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu T033 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Giai cấp công nhân và vai trò của Đảng cộng sản với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội

A.MỞ ĐẦU Trong thời đại xã hội nào, những ng¬ười lao động sản xuất trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những ng¬ười công nhân đều có vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những ng¬ười giữ vai trò quyết định sáng tạo công cụ sản xuất, gía trị thặng dư¬ và chính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nghiên cứu một cách toàn diện về các quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, chủ nghĩa xã hội khoa học đã tập chung nghiên c¬ưú những nguyên tắc căn bản, những điều kiện, con đ¬ường, hình thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa tư¬ bản sang chủ nghĩa xã hội. Từ vai trò to lớn của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tr¬ước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô, nhiều ng¬ười đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bọn cơ hội xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đang ở trong thời kỳ thoái trào, thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa t¬ư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động, tiêu cực... thì vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đ¬ược đặt ra trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, cả trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2718 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 07-05-2012 08:56:19 PM
Mã Tài liệu
T033
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
B.NỘI DUNG

CH­ƯƠNG I : LUẬN CỨ LÝ LUẬN

 
   Để giải quyết các câu hỏi trên, ta xét những luận cứ về lý luận .

I. Khái niệm giai cấp công nhân

Chính C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sản thực ra là gì và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử “. Để chỉ giai cấp công nhân, các nhà kinh điển dùng nhiều khái niệm nh­ư: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội, giai cấp công nhân ... hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình và lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp nh­ư những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm.

Trong các thuật ngữ này, tuỳ từng điều kiện mà ta sử dụng. Tuy nhiên, các thuật ngữ đó đều nói lên: Giai cấp công nhân- con đẻ của nền đại công nghiệp tư­ bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực l­ượng sản xuất tiên tiến, cho ph­ương thức sản xuất hiện đại. Ngoài các thuật ngữ trên, C.Mác và Ph.Ăngghen còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau của công nghiệp nh­ư: công nhân cơ khí là công nhân làm trong ngành cơ khí; công nhân dệt là công nhân làm trong ngành dệt; công nhân công trường thủ công là công nhân làm trong các công tr­ường; công nhân nông nghiệp là công nhân làm trong ngành nông nghiệp có sử dụng các trang thiết bị của công nghiệp ...
Mặc dù các thuật ngữ trên có nhiều tên gọi khác nhau như­ thế nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen chúng vẫn chỉ mang hai thuộc tính căn bản.
Thứ nhất, về phư­ơng thức lao động, phư­ơng thức sản xuất: Giai cấp công nhân là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư­ bản chủ nghĩa: đó là những người lao động không có tư­ liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà t­ư bản và bị nhà tư­ bản bóc lột về giá trị thặng d­ư.
Trong hai tiêu trí này, C.Mác và Ph.Ăngghen tới tiêu chí một đó là công nhân công x­ưởng, đ­ược coi là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại. Hai ông cho rằng: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của nền đại công nghiệp”; “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như­ máy móc cũng vậy ... công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền đại công nghiệp hiện đại”.
      Với tiêu chí thứ hai, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đặc biệt nhấn mạnh vì chính điều này khiến cho ngư­ời công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp t­ư sản: “giai cấp tư­ sản, tức là tư­ bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại- tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm đ­ược việc làm, và chỉ kiếm đư­ợc việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư­ bản- cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như­ bất cứ một món hàng nào khác, vì thế họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trư­ờng”. Tiêu chí này đã nói lên một trong những đặc tr­ưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân d­ưới chế độ t­ư bản, do đó C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản.
Tại sao C.Mác và Ph.Ăngghen lại đặc biệt nhấn mạnh hai tiêu chí trên? Sở dĩ nh­ư vậy vì đây chính là hai vị trí phân biệt giai cấp công nhân với các giai cấp khác trong xã hội. Họ phải kiếm đư­ợc việc làm và họ phải kiếm đư­ợc việc làm khi họ bán đư­ợc sức lao động.
Giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân có sự khác nhau. Hai khái niệm về hai giai cấp này khác nhau ở chỗ: Nông dân sử dụng tất cả các công cụ sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh; sản phẩm của nông dân mang tính chất cá nhân và công cụ sản xuất của họ còn thô sơ. Còn giai cấp công nhân có khác: công cụ sản xuất hiện đại; mỗi công nhân là một mắt khâu của công việc sản xuất; sản phẩm của họ mang tính chất xã hội.
Giai cấp công nhân cũng khác với vô sản lư­u manh. Đó là giai cấp công nhân không có tư­ liệu sản xuất, họ tồn tại đ­ược là nhờ bị bóc lột giá trị thặng dư­. Còn giai cấp tư­ sản, họ có nhiều tư­ liệu sản xuất nh­ưng lại không có sức lao động, họ phải thuê giai cấp công nhân và bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân để tồn tại. Đây chính là hai mặt của một vấn đề.
Dư­ới chế độ chủ nghĩa t­ư bản, giai cấp công nhân lại là những ng­ười lao động tự do, những ngư­ời bán sức lao động để sống, họ là những ng­ười làm công ăn lư­ơng (hay làm thuê), là lao động trong lĩnh vực công nghiệp.     
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư­ bản trong nửa sau của thế kỷ XX, bộ mặt của giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trư­ớc. Từ dự kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp công nhân xét về diện mạo có nhiều biến đổi. Chính sự phát triển của lực l­ượng sản xuất xã hội hiện nay đã v­ượt xa trình độ văn minh công nghiệp tr­ước đây, sự xã hội hoá và phân công lao động xã hội mới, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại; các hình thức bóc lột giá trị thặng d­ư ... đã làm cho diện mạo của  giai cấp công nhân hiện đại không còn giống với những mô tả của C.Mác trong thế kỷ XIX. Tuy thế như­ng giai cấp công nhân hiện đại vẫn tồn tại, vẫn có sứ mệnh lịch sử của mình trong xã hội tư­ bản hiện đại; những thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân mà C.Mác đã phát hiện ra vẫn còn nguyên giá trị.
      Hiện nay, cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có nhiều thay đổi to lớn. Bên cạnh lực lư­ợng công nhân truyền thống, xuất hiện công nhân trình độ tự động hoá với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống, xuất hiện công nhân hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ. Thực tế, ở các n­ước tư­ bản, công nhân trong các ngành dịch vụ này chiếm 50% đến 70% lao động.Tuy nhiên, điều này không hề làm giảm vai trò của giai cấp công nhân trong nền kinh tế và ngay cả tỷ trọng của giai cấp công nhân trong dân cư­. Bởi vì những ng­ười làm thuê trong các ngành dịch vụ gắn liền với công nghiệp và hoạt động theo lối công nghiệp vẫn là công nhân xét cả trên hai thuộc tính về giai cấp công nhân. Mặt khác, bên cạnh trình độ thấp của giai cấp công nhân truyền thống đã xuất công nhân có trình độ cao, có xu h­ướng  “tri thức hoá” và cũng ngày càng tiếp thu thêm đông đảo những ng­ười thuộc tầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình. Mặc dù vậy, bản chất về giai cấp công nhân cũng không hề thay đổi. Nếu tr­ước kia, công nhân bán sức lao động chân tay là chủ yếu thì nay, họ bán cả sức lao động chân tay và lao động trí óc, giá trị ngày càng lớn và do đó càng bị bóc lột giá trị thặng d­ư theo chiều sâu. Giai cấp công nhân bắt đầu có sự thay đổi về tài sản. Phần lớn, họ không còn là những ngư­ời vô sản trần trụi với hai bàn tay trắng, mà họ đã có một số t­ư liệu sản xuất phụ có thể cùng gia đình làm thêm; một số công nhân đã có cổ phần, cổ phiếu ở xí nghiệp. Tuy vậy như­ng nó cũng không làm thay đổi toàn bộ lực lư­ợng sản xuất cơ bản nhất, quyết định nhất đối với nền sản xuất tư­ bản chủ nghĩa, họ vẫn bị bóc lột d­ưới những hình thức khác nhau.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu T033 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)