Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục của nước nhà

Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục của nước nhà
Tư tưởng Hồ Chí Minh là chân lý soi đường cho cách mạng Việt Nam đi lên giành thắng lợi. Trong toàn bộ di sản tư tưởng mà Người để lại cho chúng ta, có tư tưởng giáo dục.
Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch HCM xuất phát từ mục đích cao cả của sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi, có nguồn gốc sâu xa từ tình thương lớn, từ chủ nghĩa nhân đạo cộng sản của Người. Bác luôn quan tâm, yêu thương , nâng niu trân trọng con người, mong muốn làm cho con người ngày càng tốt đẹp hơn, biết phát huy tất cả tiềm năng của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng: "Vì lợi ích 10 năm tròng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".

Nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Chủ tịch HCM, trước hết ta thấy nổi lên tư tưởng Tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân đã được Người thấm nhuần trong mọi chính sách, chủ trương về giáo dục. Ngay khi cách mạng Tháng 8 thắng lợi, Người đã khai sinh cho nền giáo dục mới, tiến bộ, một nền giáo dục dân tộc, nhân dân, khoa học, dân tộc và đại chúng. Và trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn "những ngày trứng nước" của chính quyền mới, bên cạnh hai nhiệm vụ diệt giặc đói và giặc ngoại xâm, Nghười còn đặt nhiệm vụ diệt giặc dốt. Ngay tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Chính phủ, ngày 3/9/1945, Người đề nghị "mở chiến dịch để chống nạn mù chữ", và ngày 4/10/1945, Người ra"Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học". Bởi Người "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Phát động phong trào chống nạn mù chữ, Người mong muốn mỗi người dân đều "Biết học, biết viết chữ quốc ngữ" để "Nâng cao dân trí ", "Giữ vững nền độc lập" "Làm cho dân mạnh nước giàu".  Nhờ vậy, từ chỗ 95% mù chữ, dân tộc ta đã vươn lên trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học, đủ khả năng để bảo vệ và xây dựng đất nước. 

        Đối với thế hệ trẻ, Người đặt niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ của dân tộc. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường ( tháng 9/1945): Người dạy "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Và trước khi đi xa Người căn dặn: "Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết", bởi đó là cái gốc  của con người và cũng là những nội dung hoạt động chủ yếu của nhà trường XHCN trong quá trình giáo dục, đào tạo. Bác mong muốn thế hệ trẻ thành người chủ xứng đáng của chế độ XHCN. 

        Trong tư tưởng về giáo dục, việc giáo dục toàn diện đã được Chủ tịch HCM luôn chú ý đến cả đức và tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới. Người đòi hỏi mỗi người dưới chế độ mới phải có cả tài lẫn đức trong đó đức là nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Theo Người "Giải phóng dân tộc giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không đạo đức không có căn bản thì còn làm nổi việc gì". Người còn dạy: "Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất" Người còn chỉ rõ: Việc giáo dục gôm có: đức, trí, thể, mỹ. Như vậy tư tưởng giáo dục toàn diện của Người đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ 21, trước mắt là đến năm 2010. 

        Trong phương pháp giáo dục Người đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học, Người quan niệm:"Về cách học, phải lấy tự học làm cốt ". Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành 5 vấn đề: a - Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ hoạt động đúng đắn. b - Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời. c - Muốn tự học thành công , phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại. d- Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học. e- Học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đén đó. Đây là cống hiến to lớn và quý báu của Người vào lý luận dạy - học của nước ta. 

        Chủ tịch HCM luôn luôn nhắc nhở  những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng". Tư tưởng lớn này tạo ra sức mạnh để huy động tất cả mọi lực lượng chính quyền, đoàn thể, gia đình và xã hội tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, không chỉ bằng mặt vật chất , mà chủ yếu là để xây dựng mặt con người cho thế hệ trẻ. Vì vậy phải phát huy đấy đủ dân chủ XHCN, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân. Và mặc dù bận trăm công ngàn việc , Người vẫn quan tâm theo dõi chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào dạy tốt, học tốt, người tốt, việc tốt. Tư tưởng Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng của Người đã được Đảng, nhân dân ta và ngành giáo dục và đào tạo vận dụng một cách sáng tạo thành phong trào xã hội hoá giáo dục đang phát triển sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi cả nước hiện nay trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa ba lực lượng giáo dục: Nhà trường -  Gia đình -  Xã hội.

        Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển tốt đẹp, Chủ tịch HCM chỉ rõ Vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng yêu thương chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thấm nhuần tư tưởng trên của Người, Đảng và Nhà nước cũng như ngành giáo dục đã và đang có chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên các cấp, các ngành học từ khâu tuyển sinh đến khâu đào tạo ở trường sư phạm, cho đến khâu bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt khi họ đã làm công tác giáo dục, giảng dạy ở trường. 

             Những tư tưởng giáo dục lớn lao và sâu sắc nói trên, cùng với nhân cách vô cùng cao đẹp và mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa Người lên vị trí một nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng giáo dục của Người đã vạch ra phương hướng cơ bản của chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong suốt nửa thế kỷ qua và cả trong những thời gian sắp tới. Đó là những cống hiến rất to lớn mang ý nghĩa lịch sử của Người đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta.

Tác giả bài viết: Đỗ Văn Đạo

Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)