Một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên

Một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác  nghiên cứu khoa học của sinh viên
Chúng ta biết rằng nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và trong thực tiễn, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Thế nhưng làm thế nào để hoạt động nghiên cứu khoa học có hiệu quả. Sau đây là một số bài học giúp hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt hiệu quả cao.

1. Bài học thứ nhất: Học tập, nghiên cứu phải có phương pháp. Thật vậy, có phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp người học tiếp thu và xử lý thông tin một cách hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu khoa học giúp nhà nghiên cứu có những bước đi thích hợp, ngắn nhất để giải quyết vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Có lẽ chính vì phương pháp quan trọng như vậy mà một học giả phương Tây đã rất có lý khi cho rằng: "Phương pháp là thầy của các thầy". 

2. Bài học thứ hai: Hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học cần sự kiên trì, bền bỉ với tất cả sự đam mê, tâm huyết. C. Mác đã có từng nói một cách ví von về những khó khăn trong nghiên cứu khoa học rằng: "Trong khoa học không có con đường nào rộng rãi thênh thang cả. Chỉ người nào không sợ gian khổ dám mạnh bước trên con đường nhỏ hẹp đầy sỏi đá mới mong vươn tới những đỉnh cao chói lọi của khoa học mà thôi". Theo đuổi một khóa học suốt 4 năm, đó là một thời gian dài, trên chặng đường ấy chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại¦ Nhu cầu và mục đích học tập càng rõ ràng chính đáng thì động lực càng mạnh, giúp chúng ta tăng thêm nghị lực, ý chí cũng như lòng kiên trì để việc học tập đạt kết quả cao. Đúng như cổ nhân phương Đông đã dạy: Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mê mà học (Luận ngữ).

3. Bài học thứ ba: Phải luôn biết học hỏi, cập nhật những thành tựu mới của khoa học thế giới. Sinh viên chúng ta vốn có sẵn trong mình sự năng động, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết học hỏi có chọn lọc những tri thức mới của nhân loại để làm giàu vốn kiến thức của mình, trên cơ sở góp phần đưa nền khoa học của nước nhà lên sánh vai với các nền khoa học phát triển của thế giới.

4. Bài học thứ tư: Đề tài nghiên cứu cần mang tính thời sự và gắn với thực tiễn
Những công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn sẽ có được sự đánh giá cao của giảng viên và do đó cũng sẽ có những điểm số xứng đáng. Và biết đâu một ngày nào đó những ý tưởng táo bạo, có ích của chúng ta sẽ được thực hiện! Bởi vậy cho nên chúng ta cần chú ý đến tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn của những đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

5. Bài học thứ năm: Bài học về kỹ năng quan sát và ghi chép trong học tập và nghiên cứu. Nhiệm vụ chủ yếu của sinh viên khi nghe giảng là học tập nếp suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề, hiểu được và bước đầu nhớ những điều giảng viên trình bày. Việc ghi chép tốt bài giảng ở lớp sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Mặt khác, dù việc ghi nhớ có tốt đến đâu cũng không thể dùng nó thay thế cho sự ghi chép bài giảng được. Và ghi chép không phải chỉ có tác dụng hỗ trợ cho trí nhớ mà nó còn giúp cho việc nắm kiến thức được sâu hơn, vì khi ghi chép, bộ não phải phân tích tổng hợp, lựa chọn những tri thức cần thiết để ghi lại.

6. Bài học thứ sáu: Bài học về sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Đối với sinh viên cách sử dụng thời gian thể hiện ở việc lập kế hoạch học tập. Tổ chức kế hoạch học tập hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc học tập, nghiên cứu đạt kết quả cao.

7. Bài học thứ bảy: Ngoại ngữ (và tiếng dân tộc) là một chìa khóa để mở cánh cửa cửa vào lâu đài khoa học. Biết một ngoại ngữ là biết thêm một tri thức mới, một dân tộc mới, một nền văn hóa mới. Biết tiếng của một tộc người là con đường ngắn nhất để tìm hiểu về văn hóa tộc người đó. Chính vì vậy cho nên mỗi sinh viên chúng ta hãy trang bị cho mình một vốn ngoại ngữ để làm hành trang cho mình trong tương lai ngay từ lúc này.

Trên đây là 7 bài học kinh nghiệm và chắc chắn còn nhiều bài học khác mà các bạn sinh viên tự mình  thu nhận được trong quá trình học tập và nghiên cứu. Những bài học ấy phần nào sẽ giúp ích cho mỗi sinh viên chúng ta trong công việc học tập cũng như nghiên cứu khoa học đạt được hiệu quả cao.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)