Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm

Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm
Người làm lãnh đạo luôn phải là người vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo.

Chúng ta đã đi qua một năm 2007 với mức tăng trưởng kinh tế cao nhất từ 10 năm trở lại: 8.44%, thu hút đầu tư nước ngoài hơn 20 tỷ USD, nhưng có một thực tế băn khoăn mà có người đã nêu lên thành câu hỏi: Ai được lợi từ từ tăng trưởng kinh tế cao này và tại sao người dân bình thường ít được tham gia vào những lợi ích tăng trưởng như vậy? (Lê Đăng Doanh “ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 27-12-2007).

Ngoài ra chúng ta cũng đang phải đối đầu với không ít những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống toàn dân: kẹt xe, ngập đường, ô nhiễm, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bài viết này chỉ là những suy nghĩ tản mạn về khoa học và nghệ thuật quản lý đất nước trong những ngày bên chén trà xuân¦

Cái giá của chữ Tầm

Đã có một bài viết trên báo Pháp Luật: Tắc đường hay tắc¦ tầm nhìn nêu rõ cái chúng ta thiếu là một tầm nhìn chiến lược về mặt quản lý. Cách đây hơn 20 năm, trong một buổi hội thảo tổ chức ở Hội Trí thức Yêu nước, một diễn giả người Mỹ đã nói rằng: Nếu các bạn không quy hoạch tốt hệ thống đường sá thì khi kinh tế phát triển 20 năm, 30 năm sau này, dù có tiền tôi cũng khuyên các bạn đừng mua xe hơi vì sẽ không có đường đâu mà chạy, chưa kể chỗ đậu xe¦.

Và ông ta đã đưa ra những ví dụ ở những nước như Singapore hay Malaysia, người ta phải quy hoạch các tuyến đường hầm hay cầu vượt, những toà nhà phải có tầng hầm đậu xe¦ Điều ấy hôm nay chúng ta đang trải qua và người ta ước tính tình nạn kẹt xe và tai nạn giao thông gây thiệt hại cho xã hội khoảng 1-1.5% GDP.

Một thành phố như TP.HCM được thiết kế cho 1 đến 1,5 triệu dân nay phải cưu mang đến 8 hoặc 9 triệu người, thử hỏi không nảy sinh những vấn đề về kết cấu hạ tầng mới lạ! Hạn chế về tầm nhìn hay đúng hơn khả năng quản lý còn bộc lộ về nhiều mặt khác: vệ sinh an toàn trong thực phẩm, ô nhiễm môi trường khi các con sông đang chết dần và mức độ an toàn ngày một giảm, sức khoẻ người dân và sự chăm sóc y tế không đầy đủ, giá thuốc thiếu kiểm soát chặt chẽ, lãng phí trong xây dựng, quy hoạch không đồng bộ, thủ tục nhà đất, hành chính chồng chéo¦

Nghịch lý được thấy ở khắp nơi: xây cầu nhưng không làm đường như ở Thủ Thiêm, một con đường vừa làm xong lại phải đào lên để gắn cáp điện thoại, để thay đổi đường ống cấp nước, để¦ Tất cả vẽ nên một bức tranh chắp vá, thiếu hài hoà với những gam màu sáng tối đối lập và thậm chí tương phản.

Cái giá của chữ Tâm

Người làm lãnh đạo luôn phải là người vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo.

Chúng ta nghĩ gì khi ngày 1 tháng 1/2008 là mốc thời gian chấm dứt lưu thông các loại xe ba, bốn bánh tự chế. Hàng trăm ngàn người hay hàng trăm ngàn gia đình sẽ phải tìm cách mưu sinh khác. Một điều không hề dễ dàng gì. Chưa kể hàng triệu gia đình bị ảnh hưởng vì lấy gì chở hàng ra chợ, chở vật liệu xây dựng vào hẻm, lấy ai thu gom rác???

Chúng ta nghĩ gì khi không biết bao nhiêu ngàn người bán hàng rong phải đối đầu với việc xin giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm mà cho đến giờ không biết thủ tục xin cấp như thế nào, và chi phí bao nhiêu. Chúng tôi hỏi một quán cơm chay lớn trên đường Lê Văn Sỹ thì họ cho biết mất gần 6 tháng và chi phí bạc triệu mới xin được tờ giấy phép ấy.

Vậy thì những người đầu tắt mặt tối kia có hy vọng gì trong ngày một ngày hai cầm được tờ giấy phép trong tay? Những chỉ thị chủ trương dù có đúng đi nữa khi đề ra chúng ta phải đặt mình vào địa vị người dân. Phải mất bao lâu để thực hiện, phải có lộ trình, có sự chuẩn bị?

Chúng ta nghĩ gì khi giải quyết nạn kẹt xe chỉ đơn giản bằng việc tăng phí xe gắn máy như có một ông Hiệu trưởng Đại học còn quyết liệt đòi tuyên chiến với xe gắn máy (?!). Cái tâm chúng ta ở đâu khi ra những quyết định mà không hề nghĩ rằng nó ảnh hưởng như thế nào đến hàng triệu con người.

Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hài hoà, phải chăng chúng ta cứ việc ra quyết định mà không tính toán đến phúc lợi của nhân dân? Con người tự bản chất là một sinh vật xã hội và hạnh phúc của mỗi chúng ta đều lệ thuộc vào kẻ khác. Trong một xã hội mà phúc lợi của mọi người đều được đảm bảo và một bối cảnh tốt đẹp được xây đắp, dĩ nhiên sự lương hảo của mỗi cá nhân sẽ được phát triển¦ Không bao giờ có chuyện hạnh phúc của mỗi cá nhân hoàn toàn độc lập với kẻ khác (Dalai Lama “ Beyond Dogmas).

Liệu rằng chúng ta có thể vui trong những ngày xuân sắp đến khi nghĩ đến bao nhiêu người chung quanh phải vật vã thay đổi công việc trước một tương lai mù mờ đầy bất trắc? Khổng Tử ngày xưa đã đưa ra năm nguyên tắc cho một chính phủ nhân ái:

- Làm lợi ích cho dân, không lãng phí tài nguyên xứ sở.
- Khuyến khích dân chúng làm việc, không gây xáo trộn, ta thán.
- Làm cho dân chúng an hưởng đời sống hàng ngày nhưng không tham lam.
- Khuyến khích dân chúng giữ gìn phong độ, giá trị con người nhưng không hời hợt, kiêu ngạo.
- Un đúc tinh thần kính trọng nhưng không làm cho dân chúng sợ hãi.

(Luận ngữ, tập XX, chương II).

Đồng thời, Khổng Tử cũng chỉ ra những điều nguy hại mà chính quyền cần phải tránh, trong đó hết sức lưu ý đến những việc như:

Bắt buộc dân chúng thi hành hay không được thi hành công việc mà không nói rõ lý do¦ luật lệ khi bắt phải tuân, khi thì phải bỏ theo cảm tính của nhà cầm quyền¦ (Luận ngữ, tập XX, chương II)

Liệu chúng ta có thể đưa ra những lý do thuyết phục chăng khi cấm xe lôi xe thồ vì cho rằng đó là nguyên nhân gây tai nạn khi thực tế chứng minh hơn 80% tai nạn ở Cần Thơ và An Giang là do xe gắn máy và xe đò. Còn ở thành phố HCM, số tai nạn do xe ba gác hay xích lô là không đáng kể so với xe gắn máy, taxi và thậm chí xe buýt (!).

Rất cần hơn lúc nào hết một thái độ kiên nhẫn hơn hay đúng hơn là một tấm lòng và cao hơn là một tư duy lớn vì chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng mà hố ngăn cách giàu nghèo luôn là trở ngại. Đức Dalai Lama đã cảnh báo: Thực tế cho thấy trong bất kỳ xã hội nào hễ càng bất công bao nhiêu thì càng có nhiều người khốn khó bấy nhiêu, những vấn nạn xã hội sẽ có cơ bùng nổ và xã hội đó chắc chắn ngày càng bệnh hoạn hơn. (Dalai Lama-Beyond Dogmas).

Chữ Tâm kia mới¦

Trong khi còn nhiều thử thách trước mắt, khả năng quản lý, lãnh đạo còn hạn chế, còn chưa đủ Tầm thì chữ Tâm hơn lúc nào rất cần thiết vì dù có vụng về, sai sót nhưng với một tấm lòng vì dân và cho dân, chúng ta cũng sẽ phát triển đất nước dù nhanh dù chậm ít nhất là trong việc xây dựng một chính quyền nhân ái.

Bác Hồ đã từng nói: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Chân lý ấy đã được minh chứng trong chiến tranh gian khổ thì không có lý gì chúng ta lại phủ nhận trong hoà bình vì chúng ta vẫn luôn tự hào là một chính quyền của nhân dân mà nhân dân thì đa số vẫn còn nghèo nên những quyết sách phải đặt quyền lợi những người lao động lên trên hết.

Cái giá phải trả của chữ TÂM sẽ cao hơn rất nhiều cái giá của chữ TẦM vì không thể tính bằng phần trăm mà phải tính bằng sự an vui của nhân dân. Vì chân lý tối thượng vẫn thuộc về toàn dân. Suy cho cùng thì Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tầm.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)