Câu chuyện giáo dục - Tại sao?

Câu chuyện giáo dục - Tại sao?
Đại học Nha Trang nằm trên một ngọn đồi nhìn ra biển, lối vào rộng rãi với nhiều cây xanh làm liên tưởng đến khuôn viên của các đại học nước ngoài. Giá như trường đại học VN nào cũng có không gian thoáng đãng và nên thơ như vậy. Thế nhưng đây không phải là ấn tượng sâu sắc nhất trong chuyến viếng thăm này.
Bước vào phòng đảm bảo chất lượng đào tạo và khảo thí, đập vào mắt chúng tôi là sự ngăn nắp, gọn gàng khác với nơi tôi làm việc, là tấm panô Người có học là người biết mình phải học nữa và tấm bảng đen nhỏ ghi Mười điều cấm đối với cán bộ công nhân viên chức Trường đại học Nha Trang.

Thoạt đầu, tôi bật cười vì những điều có vẻ nhỏ và đơn giản như không đi muộn về sớm, không nói và hành động thiếu văn hóa, không có mùi bia rượu, không hút thuốc trong giờ làm việc..., song sau đó lại xuất hiện quy định: không dạy học theo lối độc thoại và kiến thức xa rời thực tế.

Tôi nhớ rằng chống đọc chép (độc thoại của giáo viên) đang là một trong ba chủ trương lớn của ngành giáo dục (nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với bệnh thành tích và nói không với đọc chép trong dạy học). Thực hiện được không đọc chép sẽ là bước đột phá trong phương pháp dạy và học. Trước mắt tôi đang hiện ra một mô hình cụ thể về tổ chức và văn hóa mang những giá trị xuyên suốt hệ thống, với sự tham gia của toàn thể thành viên nhà trường vào việc thực hiện những mục tiêu rõ ràng. Đó là phần trung tâm của nền văn hóa đại học...

Chúng tôi rời Đại học Nha Trang với câu hỏi: tại sao có thể bắt gặp một hiện tượng như vậy ở một đại học không thuộc hạng đầu đàn?

Tác giả bài viết: Võ Thanh Vân

Nguồn tin: TTO

Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)