Về vấn đề nhận thức quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Về vấn đề nhận thức quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Phạm trù mâu thuẫn, nhất là vấn đề xác định mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong xã hội là vấn đề hết sức phức tạp. Về vấn đề này đã có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bài này đăng ý kiến của tác giả Nguyễn Cảnh Hồ trao đổi về vấn đề này...

Quy luật Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập" (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) thuộc chương trình triết học duy vật biện chứng đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đảng các cấp, các trường Trung học và Đại học từ rất lâu, nhưng cho đến nay xung quanh quy luật này vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, thảo luận đề việc nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc hơn.
Sau đây chúng tôi tập hợp và hệ thống hoá những ý kiến khác nhau xung quanh quy luật mâu thuẫn, được tính bày trong một số sách giáo khoa và sách báo nghiên cứu triết học ở nước ta và một số ít ở nước ngoài. Trước hết là khái niệm "mâu thuẫn". Tuy cách diễn đạt có khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất đó là "sự thống nhất của các mặt đối lập". Các ý kiến còn khác nhau, xoay quanh hai vấn đề:
1. Đối tượng mang các mặt đối lập của mâu thuẫn là gì?
Có ba quan niệm: là bản chất, chỉnh thể hoặc sự vật.
2. Có mấy loại mâu thuẫn?
Có hai quan niệm: Chỉ có một loại mâu thuẫn và có hai loại mâu thuẫn.
Những người ủng hộ quan niệm chỉ có một loại mâu thuẫn lại chia ra hai ý kiến về điều kiện tạo thành một mâu thuẫn.
Ý kiến 1: Chỉ những mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể có liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau mới tạo thành mâu thuẫn.
Ý kiến 2. Chỉ có những mặt đối lập nào tổn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau (sự chuyển hoá này tạo thành nguồn gốc, động lực, đồng thời quy định cả bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật) mới tạo thành mâu thuẫn.
Theo cả hai ý kiến nói trên, những mặt đối lập dù ở trong một chỉnh thể nhưng không có các điều kiện để tạo thành mâu thuẫn, thì vẫn chỉ là những mặt đối lập.
Về quan niệm có hai loại mâu thuẫn là mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn không biện chứng, cũng chia ra hai ý kiến:
Ý kiến 1: Đặc trưng của mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập nằm trong cùng một bản chất và do đó, là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển . Mâu thuẫn không biện chứng thì không có đặc trưng và tính chất ấy.
Ý kiến 2: Ở mâu thuẫn biện chứng, có sự chuyển hoá biện chứng, còn mâu thuẫn không biện chứng thì có sự chuyển hoá không biện chứng. Sự chuyển hoá biện chứng là sự chuyển hoá bằng bước nhảy vọt, bằng sự gián đoạn của tính tiệm tiến. Sự chuyển hoá không biện chứng thì không có tính chất ấy.
Về quan niệm các loại đối lập, cũng cô hai ý kiến:
Ý kiến 1: Các mặt đối lập nói đến trong quy luật mâu thuẫn là các mặt đôi lập tạo thành mâu thuẫn.
Ý kiến 2: Trong quy luật mâu thuẫn, có hai loại mặt đối lập: Các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn và các mặt đôi lập là chính đối tượng mang mâu thuẫn trước và sau khi mâu thuẫn được giải quyết. Gọi A và B là hai mặt đối lập nằm trong một đối tượng M tạo thành một mâu thuẫn. Sau khi A và B chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, M trở thành N, thì M và N cũng là những mặt hay cái đối lập. Như vậy ở đây có hai sự chuyển hoá, sự chuyền hoá của các đối lập A và B và sự chuyển hoá của đối lập M và N. Sự chuyển hoá sau là kết quả của sự chuyển hoá trước.
Đặc biệt, về sự chuyển hoá của các đối lập của mâu thuẫn, đã có 9 quan niệm khác nhau. Nêu gọi A và B là các mặt đối lập của mâu thuẫn, thì sự chuyển hoá có nghĩa là:
1. Có khi A là chủ yếu (hay trọng điểm có khi B là chủ yếu (hay trọng điềm). Chỉ khi nào cả A và B mất đi thì mâu thuẫn mới được giải quyết.
2. Một trong hai mặt A và B bị xoá bỏ.
3. A chuyển hoá thành B và ngược lại.
4. Mỗi mặt A và B chuyển lên một trình độ cao hơn là A' và B'.
5. Mỗi mặt A và B chuyển lên một chất khác hẳn là C và D.
6. A và B ở một hình thức thống nhất này chuyển lên một hình thức thống nhất khác và sự vật mang A và B có sự nhảy vọt về chất.
7. A và B dung hợp, đống nhất với nhau.
8. A và B đồng thời tồn tại ở một trạng thái đấu tranh và dao động xung quanh một mức cân bằng nào đó. Khi có sự cân bằng, mâu thuẫn được giải quyết.
9. Giữa A và B có những mối quan hệ chuyển hoá chỉ có thể xác định được trong những điều kiện cụ thể.
Ngoài những ý kiến khác nhau trên đây về một số khái niệm trong quy luật mâu thuẫn, quan niệm về "mâu thuẫn đối kháng" trong các hiện tượng xã hội cũng có 3 ý kiến khác nhau (không trình bày ở đây).
Trước hết chúng tôi thấy rằng, những ý kiến khác nhau nói trên thuộc về tính riêng biệt chứ không thuộc về tính phổ biến của quy luật mâu thuẫn. Nói một cách khác, mỗi ý kiến đó, nếu đặt trong những điều kiện cụ thề thích hợp, đều có tính chân lý. Tình hình này liên quan đến hai vấn đề chung hơn, có quan hệ với nhau sau đây:
1. Trong các tài liệu chúng tôi đã được đọc, kể cả các sách giáo khoa, chưa có tài liệu nào trình bày một cách đây đủ quy luật mâu thuẫn với tính cách là một quy luật triết học, co trình độ khái quát cao nhất.
2. Từ các phạm trù của quy luật mâu thuẫn, quá trình tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể để đi đến các quan niệm khác nhau đã nói ở mục trên, chưa đảm bảo tính hệ thông cần thiết đối với một quy luật triết học.
Chúng tôi xin trình bày vắn tắt ý kiến về hai vấn đề nói trên như sau:
Vấn đề 1: Quy luật mâu thuẫn, với tính cách là quy luật triết học, có nội dung là: "sự thống nhất của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động". Quy luật này có hai phạm trù cơ bản là: "thống nhất của các mặt đối lập và vận động", được nối liền bởi từ nguồn gốc nói lên mối quan hệ giữa hai phạm trù đó.
Nhiều tài liệu khi giới thiệu quy luật mâu thuẫn đã bó qua phạm trù thứ 2 và mối quan hệ giữa hai phạm trù. Có sách giáo khoa đã viết: "muôn nắm được nội dung của quy luật mâu thuẫn chúng ta cần hiểu thế nào là sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập" và sau đó đã giải thích các khái niệm sự thông nhất, sự đâu tranh của các mặt đối lập và từ đó sự chuyển hoá của các mặt đối lập và giải quyết mâu thuẫn, nhưng không nói gì đến phạm trù "vận động" và mối quan hệ với phạm trù "sự thống nhất của các mặt đối lập. Mặc dù phạm trù thống nhất của các luật đối lập là rất cơ bản nhưng phạm trù đó không phải là quy luật mà chỉ là một tư tưởng một quan điểm nhìn nhận thế giới của phép biện chứng. Nếu chí tập trung phân tích một bộ phận của quy luật thì không đủ và sẽ không làm cho người đọc có nhận thức đúng về quy luật được. Trong thực tế, nhận thức đúng quy luật mâu thuẫn là một việc rất khó. Các sách giáo khoa thường trích dẫn quan niệm của Ph.Ăngghen: "Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này vừa ở nơi khác, vừa ở cùng một chỗ lại vừa không ở chỗ đó. Thực chất đó là một cách diễn đạt khác về quy luật mâu thuẫn, trong đó có các nội dung được trình bày bằng các từ lặp "vừa ở... vừa ở " là điều con người không thể nào lĩnh hội qua biểu tượng hoặc qua bất kỳ sự so sánh cảm tính nào, mà chỉ có thể lĩnh hội nhờ sự suy luận logic. Các khái niệm thống nhất" và đối lập, nói đến trong quy luật mâu thuẫn cung chính là ở trong mối quan hệ vừa...vừa... nên không thể nhận thức quy luật mâu thuẫn chỉ bằng cách giải quyết từng khái niệm riêng, với vài ví dụ cụ thể. Phải đi từ sự vận động và lĩnh hội bằng suy luận logic.
Ngoài việc phải trình bày đẩy đủ quy luật mâu thuẫn, còn phải chú ý đến trình độ khái quát và tương ứng là tính trừu tượng rất cao của một quy luật triết học. Ở đây chưa nên có một sự liên hệ thực tiễn nào (tức là sự cụ thể hoá) vì sẽ làm giảm tính khái quát của quy luật, việc này cần làm theo những quy định chặt chẽ của quá trình nhận thức tiến lên từ trừu tượng đến cụ thề được trình bày ở vấn đề 2 sau đây:
Vấn đề 2: Khác với các quy luật khoa học, ở các quy luật triết học, khoảng cách từ cái trừu tượng (quy luật) đến cái cụ thể (trong tư duy) để từ đó chuyển sang cái cụ thể trong hiện thực là rất xa. Hơn nữa, các đối tượng áp dụng của quy luật ở trong hiện thực lại thuộc cả 3 lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, với những tính chất, đặc điểm muôn màu muôn vẻ.
Bởi vậy, việc vận đụng quy luật vào hiện thực không thể tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể - vắn tắt là cụ thể hoá - một cách trực tiếp được, mà cẩn phải phân tầng, phân mức. Sau đây chúng tôi giới thiệu vắn tắt sự phân tầng và phân mức trong quá trình cụ thể hoá quy luật mâu thuẫn vào các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Đối với các hoạt động tư duy, còn cần phải có sự nghiên cứu riêng. Đặc biệt, việc cụ thể hoá quy luật mâu thuẫn vào các hình thức của vật chất là không gian và thời gian cho đến nay còn để ngỏ, và chúng tôi nghĩ rằng nhiệm vụ này sẽ là của triết học trong vật lý.
Có ba tầng:
Tầng một là vật chất ở trình độ khái quát cao nhất (vật chất theo quan điểm triết học ).
Tầng hai là sự biểu hiện của vật chất ở 3 mức: Mức 1: Bản chất, Mức 2: Sự vật, Mức 3: Hệ thống.
Tầng ba là các đối tượng vật chất thuộc các ngành khác nhau của tự nhiên và xã hội.
Nhiệm vụ cụ thể hoá ở tầng 1 và tầng 2 thuộc triết học chung, còn ở tầng 3 thuộc triết học trong các ngành khoa học.
Các đặc điểm biểu hiện của quy luật mâu thuẫn ở từng tầng và mức như sau (tóm tắt):
Ở tầng 1: Vật chất là vô cùng tận, tự vận động không có một điều kiện nào cả. Sự tự vận động là do sự thống nhất và sự chuyển hoá lẫn nhau của hai mặt đối lập, là vận động và không - vận - động.
Ở tầng 2: Vật chất có biểu hiện đứng yên và vận động; có sự vận động về chất và sự vận động về lượng. Tầng này được phân ra 3 mức sau:
Mức 1. Bản chất
Bản chất của vật chất đứng yên là các bản chất, là sự thống nhất của hai mặt đối lập "lượng" và "chất", biểu hiện của vận động và không vận động. Các bản chất vì đứng yên nên có thuộc tính (tức là khả năng vận động) do sự thống nhất của hai mặt "lượng" và "chất" quy định. Sự vận động của bản chất không tự xảy ra được, phải tuân theo quy luật lượng - chất, và do đó phải có sự tương tác giữa các bản chất để có sự trao đổi tăng hay giảm về lượng. Nếu ở tầng một chỉ có một sự chuyển hoá (giữa hai mặt đối lập vận động và không vận động), thì từ tầng hai trở lên, kể từ mức 1 này sẽ có hai sự chuyển hoá: Sự chuyển hoá lẫn nhau của hai mặt đối lập "lượng" và "chất" dẫn đến sự chuyển hoá của bản chất (chứa hai mặt đối lập lượng - chất) sang một bản chất khác về chất. Cũng từ tầng này và mức này, có sự vận động về lượng và sự vận động về chất (tương ứng với hai loại mâu thuẫn có sự chuyển hoá không biện chứng và biện chứng đã nói ở mục thứ nhất).
Mức 2: Sự vật
Mỗi sự vật là tổng hoà của nhiều bản chất. Giữa các bản chất có quan hệ với nhau và mỗi bản chất vẫn giữ tính độc lập của nó. Mỗi bản chất có các mặt đối lập của mình, cũng là lượng" và "chất", có những biểu hiện khác nhau tuỳ theo hình thức liên kết (cơ lý, hoá) và tầng cấu trúc (vĩ mô, vi mô, siêu vi mô). Vai trò của mỗi bản chất đối với sự vận động của các bản chất khác ở trong cùng một sự vật, và qua đó đối với sự vật, không giống nhau. Có bản chất khi vận động chuyển thành bản chất khác, lôi kéo các bản chất khác ở trong sự vật cùng vận động, làm cho sự vật thay đổi hoàn toàn, tức là có sự thay đổi nhảy vọt về chất. Đó là những bản chất cơ bản; những bản chất khác, khi vận động chỉ làm thay đổi một số mặt của sự vật Sự tồn tại đồng thời nhiều bản chất (mỗi bản chất là một cái thống nhất của những mặt đối lập riêng của nó) cấu thành một sự vật , đòi hỏi khi phân tích mâu thuẫn phải vạch rõ được đúng các mặt đối lập của từng bản chất. Nếu lấy một mặt đôi lập của bản chất này ghép với một mặt đối lập của bản chất khác sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng. Đó là điều có quan hệ với một ý kiên của Lênin là sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó là thực chất của phép biện chứng.
Mức 3: Hệ thống
Một hệ thống bao gồm nhiều sự vật được liên kết với nhau theo những quan hệ xác định, nhờ đó hệ thống có những thuộc tính mà riêng từng sự vật không có.
Khi hệ thống có sự vận động về chất, toàn bộ hệ thống có sự thay đồi làm cho nó có những thuộc tính khác hẳn trước. Muốn xem xét sự chi phối của quy luật mâu thuẫn trong trường hợp này, phải áp dụng phương pháp mô hình, coi toàn bộ hệ thống như một sự vật và áp dụng việc phân tích mâu thuẫn trong sự vật đã nói ở trên.
Khi chưa có sự vận động về chất, hệ thống vận động về lượng, biểu hiện ở những sự thay đổi về lượng của các sự vật tạo thành hệ thống do sự chi phối của những mâu thuẫn về lượng (sự chuyển hoá của các mặt đối lập của mâu thuẫn ở đây tương ứng với quan niệm thứ 8 về sự chuyển hoá của các mặt đối lận đã nói ở mục l). Những sự phát triển về lượng và về chất của hệ thống được nghiên cứu dựa trên quy luật phủ định của phủ định.
Ở tầng 3: Sự vận động của vật chất được biểu hiện dưới các hình thức do các ngành khoa học tư nhiên và xã hội nghiên cứu. Triết học trong từng ngành khoa học này vận dụng các kết quả của triết học chung đã đạt được ở tầng 1 và 2 để riêng biệt hoá vào đối tượng nghiên cứu của mình.
Sự cụ thể hoá quy luật mâu thuẫn qua 3 tầng nói trên sẽ làm cho quá trình tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể của nhận thức về quy luật mâu thuẫn bao trùm một cách có hệ thống mọi đối tượng trong các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Có thể nói tất cả các ý kiến khác nhau về các khái niệm của quy luật mâu thuẫn nói ở mục 1, đều có thể tìm thấy vị trí thích hợp của mình trong hệ thống cụ thể hoá nói trên. Một kết quả khác là qua hệ thống nói trên, vị trí và mối quan hệ của 3 quy luật của phép biện chứng thể hiện rất rõ quy luật mâu thuần chi phối toàn bộ, quy luật lượng - chất chi phối từ mức 1 tầng 2, quy luật phủ định của phủ định từ mức 3 tầng 2).

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)