Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Vụ nổ sao băng tại Nga tương đương 20 quả bom nguyên tử

Thứ bảy - 16/02/2013 08:25
 Vụ nổ sao băng tại Nga tương đương 20 quả bom nguyên tử

Vụ nổ sao băng tại Nga tương đương 20 quả bom nguyên tử

(Dân trí) – Những chi tiết mới nhất về vụ mưa sao băng trên bầu trời nước Nga đang dần được hé lộ. NASA ước tính, khối sao băng này nặng khoảng 7000 tấn và sức công phá trong vụ nổ nó tạo ra tương đương 20 quả bom nguyên tử.

Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, sức công phá của vụ nổ thiên thạch mạnh đến nỗi 11 trong tổng số 45 trạm hạ âm của mạng lưới theo dõi các vụ thử hạt nhân toàn cầu của CTBTO - Tổ chức hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, đã ghi nhận được vụ nổ.

Bill Cooke, người đứng đầu Văn phòng môi trường thiên thạch, trực thuộc Trung tâm điều hành bay không gian của NASA ước tính, khối thiên thạch trước khi nổ tại vùng Chelyabinsk có kích thước bằng khoảng một chiếc xe buýt, với đường kính khoảng 15m, nặng 7000 tấn. Đây vẫn được xem là một “hành tinh tí hon”.

Theo chuyên gia này, thiên thạch bay vào khí quyển Trái đất ở một góc khá hẹp, khoảng 20 độ và nổ ở độ cao từ 20 – 25km, tạo ra một xung lực khoảng 300 kiloton, tương đương 20 quả bom nguyên tử đã rơi xuống Hiroshima năm 1945. Rất may là hầu hết năng lượng của vụ nổ đã bị hấp thụ bởi bầu khí quyển.

Clip người dân Chelyabinsk bàng hoàng vì mưa thiên thạch


Tính đến cuối ngày 15/2, đã có khoảng 1200 người bị thương trong đó có hơn 200 trẻ em. Số người phải nhập viện theo thống kê của Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga là 50 người, trong đó có ít nhất 2 người bị thương nặng.

Một giáo viên thuật lại với RIA Novosti rằng: “Tất cả người dân thành phố đã nhìn thấy những ánh sáng chói lòa, rất sáng. Đột nhiên, khung cảnh xung quanh sáng một cách đáng sợ. Nó không giống như việc các ngọn đèn được bật lên mà như thể mọi thứ đều được chiếu bằng một ánh sáng trắng bất thường”.

Theo tính toán của Viện hàn lâm khoa học Nga, viên thiên thạch rơi xuống vùng Chelyabinsk đã lao vào bầu khí quyển Trái đất với vật tốc ít nhất khoảng 54.000 km/giờ. Trong khi đó Cơ quan không gian liên bang Nga (Roscosmos) khẳng định vận tốc của thiên thạch là 30 km/giây, tương đương 108.000 km/giờ.

Những tranh cãi ban đầu về việc đã có một thiên thạch lớn hay nhiều thiên thạch nhỏ lao xuống vùng này cũng được sáng tỏ khi Roscosmos cho biết chỉ có một thiên thạch lớn.

“Các thông tin đã được kiểm chứng cho thấy chỉ có một thiên thạch đã bốc cháy khi lao vào bầu khí quyển rồi vỡ thành nhiều mảnh nhỏ”, Phó giám đốc văn phòng báo chí, Bộ các tình trạng khẩn cấp Nga Elena Smirnykh khẳng định với hãng tin RIA Novosti.

Hàng trăm hộ gia đình tại đây đã bị cắt nguồn cung cấp khí đốt do lo ngại cháy nổ. Khoảng 20.000 nhân viên cứu hộ đã được huy động. Hiện chưa có sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân và xử lý rác thải hạt nhân trong vùng.

Một số hình ảnh khu vực Chelyabinsk bị thiên thạch tàn phá

Thiên thạch lao xuống như một quả cầu lửa rực sáng
Sao băng lao xuống như một quả cầu lửa rực sáng
Vệt đuôi của thiên thạch trên bầu trời
Vệt đuôi của sao băng trên bầu trời

Nhiều nhân chứng đã nghe thấy những tiếng nổ lớn như sấm
Nhiều nhân chứng đã nghe thấy những tiếng nổ lớn như sấm
Nhiều nhân chứng đã nghe thấy những tiếng nổ lớn như sấm
Đường phố sáng chói lòa khi thiên thạch bay qua
Đường phố sáng chói lòa khi sao băng bay qua(phải)
Nhiều cửa kính bị mảnh thiên thạch xuyên thủng
Nhiều cửa kính bị vỡ do xung lực của vụ nổ gây ra.
Ước tính khoảng 3000 ngôi nhà đã bị hư hại
Ước tính khoảng 3000 ngôi nhà đã bị hư hại
Người dân kiểm tra thiệt hại
Người dân kiểm tra thiệt hại
Một lớp học bị hư hại do mảnh thiên thạch lao vào
Một lớp học bị hư hại trong vụ việc.
Mảnh kính vỡ bắn tung tóe khắp nơi
Mảnh kính vỡ bắn tung tóe khắp nơi
Nhiều nạn nhân bị thương vì mảnh kính văng vào người
Nhiều nạn nhân bị thương vì mảnh kính văng vào người
Một nhà xưởng bị mảnh thiên thạch làm sập mái
Một nhà xưởng bị mảnh thiên thạch làm sập mái
Một nhà xưởng bị sập mái
Thanh Tùng
Thanh Tùng



Thanh Tùng
Tổng hợp

Nguồn tin: Dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)